Người dân Hà Nội kiên cường vượt qua bão lũ

Cơn bão số 3 ập đến, để lại những dư chấn, mất mát, đau thương nhưng cũng đọng lại những câu chuyện cảm động về sự đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần tương trợ lẫn nhau và cả sự bình tĩnh, kiên cường của người dân Hà Nội trong khó khăn, hoạn nạn.
Đã lâu lắm rồi người Hà Nội mới lại chứng kiến những cảnh tượng như đã từng xảy ra cách đó hàng chục năm...
12h ngày 10/9, những hộ dân ở ngõ An Dương đang khẩn trương thu dọn đồ đạc đến nơi an toàn vì nước lũ đã bắt đầu dâng lên đến sát ngôi nhà của họ.
Những chiếc áo phao phát vội cho những người cần đến.
Người dân thu dọn đồ đạc, đưa gia đình đến nơi tránh trú, đề phòng tình huống xấu.
Sau trận mưa lớn tối ngày 9/9, nước lũ dâng cao nhanh chóng.
Nhiều hộ dân sinh sống và làm nông nghiệp tại bãi giữa sông Hồng phải nhanh chóng đưa tài sản, đồ đạc và vật nuôi lên bờ để tránh lũ.
Mặc dù người dân nơi đây vốn đã quen thuộc với việc đối phó với lũ lụt, nhưng mỗi khi thiên tai ập đến, nhịp sống của họ vẫn bị xáo trộn nhiều.
Sáng sớm ngày 11/9 nước sông Hồng dâng lên báo động 2, thêm nhiều hộ dân sống gần sông được đưa đến nơi an toàn.
Hà Nội vẫn mưa không dứt...
15h30 ngày 11/9, tranh thủ cơn mưa vừa ngớt, nhiều nhà trường cho học sinh về sớm tránh mưa lũ.
Hà Nội những ngày này, mọi nẻo đường cây cối vẫn ngổn ngang bởi mưa bão.
Các khu chợ, nơi cung ứng thực phẩm cho người dân vẫn tấp nập với dòng người mua bán có phần hối hả hơn.
Bên cạnh các loại rau củ quả cho những ngày mưa bão, thì phần lớn là đồ ăn được chế biến sẵn để phục vụ các gia đình đươc nhanh chóng.

Hà Nội đã ngớt mưa. Những dòng xe lại hối hả trên các con phố. Cho dù thiên tai có khắc nghiệt đến đâu thì cuộc sống vẫn phải tiếp diễn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám Âm lịch, ngày Tết Trung thu.Tết Trung thu ở Hà Nội luôn có màu sắc rất riêng rộn rã, tưng bừng: có cỗ, có đèn, trống, bánh Trung thu cùng những màn múa lân, sư tử... Những bức ảnh về Trung thu ở Hà Nội khoảng 100 năm trước sẽ cho ta thấy những khoảnh khắc đón Trung thu nơi phố cổ cách đây hơn một thế kỷ, những góc nhìn chân thực về một Hà Nội cổ kính, xa xưa.

Điều khiến cho mùa thu Hà Nội trở nên đặc biệt, chính là vì cái không khí dần trở nên mát mẻ sau một mùa hè oi ả là nét lãng mạn cũng tự dưng dâng lên nhiều hơn trong từng ngõ ngách... Chính những điều ấy mới làm cho Hà Nội vô cùng đặc biệt vào những lúc tháng 9 như thế này.

Cơn bão Yagi đã làm ngập úng hàng ngàn cây đào, biểu tượng của mùa xuân Hà Nội, ở làng đào Nhật Tân.

Mâm cỗ Trung thu chẳng khi nào thiếu được bánh nướng, bánh dẻo. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau vẻ đẹp tròn đầy của chiếc bánh là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo của những nghệ nhân làm khuôn bánh.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Tết Trung Thu không chỉ là dịp để trẻ nhỏ thỏa thích tận hưởng những món ăn và đồ chơi truyền thống mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình xum họp, bày tỏ tình cảm ấm áp, thân thương dành cho nhau. Sự gắn kết tình thân quý giá ấy đã tô đậm thêm nét đẹp văn hoá cổ truyền đậm đà bản sắc của dân tộc, tạo nên một không khí Tết Trung thu - Tết đoàn viên rộn ràng, đầy hào hứng. Những ngày sát tết Trung thu, các cửa hàng bán bánh nướng bánh dẻo luôn tất bật. Người mua bánh thắp hương, người mua bánh làm quà, người lại mua để thưởng thức.