Người dân háo hức trải nghiệm Metro Nhổn - Ga Hà Nội
Tốc độ nhanh, dịch vụ vé ngày thuận tiện. Đây là trải nghiệm lần đầu đi tàu đoạn trên cao từ Nhổn của anh Nguyễn Việt Tuấn. Với anh, việc di chuyển bằng tàu điện rất sạch, an toàn và nhanh, không phải chịu cảnh ùn tắc.
Anh Nguyễn Việt Tuấn, thị trấn Trôi, huyện Hoài Đức chia sẻ: “Với hệ thống này thì sẽ phục vụ cho mình khoảng 70% cũng như giảm ùn tắc giao thông rất nhiều, khi đó giúp cho các phương tiện giao thông của mình xử lý tốt hơn".
Ước tính, mỗi ngày tàu đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thể trung chuyển số lượng hành khách lên tới hơn 500.000 người.
Tính từ thời điểm 8h khi bắt đầu đưa vào vận hành thương mại, sau 1h toàn tuyến Nhổn - Ga Hà Nội đã đón hơn 2.100 hành khách, đến 14h là hơn 11.000 hành khách và con số này vẫn đang có dấu hiệu tiếp tục tăng.
Ông Phạm Mạnh Hùng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy cho hay: “Sau hành trình đi tàu điện trên cao, tôi cảm thấy rất tuyệt vời. Tốc độ rất nhanh, êm ái. Nếu cái đoạn ngầm tới ga Hà Nội mà được thông suốt nữa thì không còn gì vui sướng hơn. Rất mong chính quyền địa phương các cấp đẩy nhanh tiến độ để người dân chúng tôi được hưởng công nghệ, sự phục vụ, quan tâm của Đảng và Nhà nước".
Đến năm 2030, thành phố Hà Nội sẽ có khoảng 8 tuyến đường sắt đô thị. Tuy nhiên, theo thống kê, hiện chỉ có hơn 15% người dân ở Hà Nội sử dụng phương tiện công cộng, còn lại đều sử dụng phương tiện cá nhân.
Chính vì vậy, việc xuất hiện thêm tuyến đường sắt trên cao Nhổn – Ga Hà Nội trong mạng lưới đường sắt đô thị được kỳ vọng đạt tới mục tiêu năm 2025, vận tải hành khách công cộng đáp ứng 30 - 35% nhu cầu đi lại của người dân.
TS. Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Hà Nội Metro cho biết: “Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã được thành phố giao nhiệm vụ xây dựng một phương án điều chỉnh các tuyến xe buýt để kết nối dọc và kết nối ngang cho hành khách. Trên hành lang tuyến Nhổn - Ga Hà Nội và đặc biệt là kết nối giữa ga Cầu Giấy và ga Cát Linh, và ga Cầu Giấy, ga Láng của tuyến Cát Linh - Hà Đông. Trong thực tế vận hành, nếu cần điều chỉnh tiếp thì sẽ tiếp tục điều chỉnh".
Theo Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông Hà Nội, sau khi Hà Nội điều chỉnh phương án kết nối, năng lực vận chuyển của hệ thống vận tải hành khách công cộng được tăng lên, trong đó trục hoạt động chính của tuyến (từ Cầu Giấy - Nhổn) năng lực vận chuyển tăng từ 2-3 lần so với hiện nay đủ khả năng đáp ứng tổng nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến.
Trong Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, tới năm 2030, đường sắt đô thị được kỳ vọng là “xương sống” của mạng lưới giao thông vận tải thành phố.
Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao.
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Văn bản nhằm cụ thể hóa Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024.
Sáng 21/11, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.
Trên địa bàn huyện Quốc Oai, nhiều tuyến giao thông trọng điểm đang gấp rút thi công nhằm đạt các tiến độ, về đích trước ngày 31/12/2024.
Sáng nay (21/11), Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
0