Người dân Israel tích trữ nhu yếu phẩm vì xung đột

Trước nguy cơ xung đột Israel - Hamas leo thang, người dân Israel đổ dồn về các siêu thị để mua tích trữ nhu yếu phẩm cần thiết, đề phòng chiến tranh lan rộng và kéo dài.

Hàng đoàn người Israel xếp hàng dài trong một siêu thị ở Tel Aviv hôm 09/10 với lý do lo ngại thiếu nguồn cung cấp thiết yếu, sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel cuối tuần qua dẫn đến giao tranh tiếp diễn.

Các chiến binh của nhóm Hồi giáo đã giết chết 800 người Israelbắt cóc hàng chục người trong vụ tấn công hôm 07/10, vụ tấn công khủng khiếp nhất trong nhiều thập kỷ; và Israel trả đũa bằng các cuộc không kích vào vùng đất Gaza của người Palestine.

Tại Gaza do Hamas kiểm soát, Israel đã thực hiện các cuộc tấn công trả đũa mạnh mẽ nhất từ ​​trước đến nay, giết chết hơn 500 người. Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cho biết, lệnh phong tỏa của Israel sẽ được thắt chặt để ngăn chặn việc đưa lương thực và nhiên liệu vào Gaza, nơi có 2,3 triệu người Palestine sinh sống.

Cho tới nay, quân đội Israel đã kiểm soát các vị trí quan trọng tại Dải Gaza. Hơn 500 mục tiêu của Hamas bị oanh kích dữ dội chỉ trong 48 giờ. Bộ binh và thiết giáp của quân đội Israel 'lật từng viên gạch' để truy tìm thành viên Hamas hoặc những người nghi ngờ có mối quan hệ với các tổ chức Thánh chiến Hồi giáo. Chiến dịch quân sự đặc biệt này của Israel huy động hơn 300.000 bình sĩ, bao gồm cả chính quy và dự bị.

Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây ủng hộ Israel bằng mọi giải pháp, từ dân sự cho tới an ninh, quân sự. Một số tàu chiến của Mỹ và tàu sân bay đã áp sát vùng Vịnh, sẵn sàng hỗ trợ quân đội Israel.

Kể từ khi nổ ra xung đột với việc Hamas phóng hàng ngàn tên lửa từ Gaza vào lãnh thổ Israel hôm 07/10, phong trào biểu tình ủng hộ Palestine cũng như ủng hộ Israel diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới. Một số quốc gia có cộng đồng người Hồi giáo lớn như Pháp đã tăng cường an ninh, ngăn chặn các vụ bạo lực có liên quan tới Hồi giáo xảy ra.

(Nguồn: Reuters)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 22/11, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm duy trì một mối quan hệ thương mại ổn định và phát triển bền vững, điều mà Bắc Kinh cho rằng sẽ có lợi cho cả hai quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.

Hơn 30 công ty Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong chuỗi công nghiệp năng lượng gió ngoài khơi, thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, đồng thời khám phá các giải pháp phát triển sáng tạo chung.

Texas tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi đề xuất sử dụng 1.400 mẫu đất tại hạt Starr, gần biên giới Mỹ - Mexico để hỗ trợ kế hoạch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp của ông.

Romania và Bulgaria có thể trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp ước Schengen không biên giới ở châu Âu vào tháng 1/2025, theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Hungary. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng nội vụ EU vào tháng 12 tới.

Hội đồng quản trị của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) với 35 thành viên đã thông qua một nghị quyết buộc Iran hợp tác hơn trong các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.

Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban ngày 22/11 cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm đất nước mình và sẽ đảm bảo rằng lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Thủ tướng Israel sẽ "không được thực hiện".