Người dân khổ vì quy hoạch treo
Trong hơn 24 năm qua, trên 100 hộ dân ở tổ dân phố Xuân Nhang 1, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm dù có nhà nhưng phải sống trong cảnh tạm bợ. Nguyên nhân chính là do đất họ ở vướng quy hoạch treo, nên nhà đã xuống cấp, mà không thể sửa chữa hay xây mới.
Nhiều năm qua, cả ba thế hệ trong gia đình bà Đỗ Thị Hạnh, tổ dân phố Xuân Nhang 1, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm luôn phải sống trong cảnh chật chội và tạm bợ.
Nhà đã quá xuống cấp nhưng không thể sửa chữa hay cải tạo. Đời sống và sinh hoạt của gia đình còn khổ hơn rất nhiều khi trời đổ mưa. Nước chảy xuống biến nhà thành ao do cốt nền thấp hơn mặt đường.
Bà Đỗ Thị Hạnh thở dài: "Cứ mỗi lần mưa lụt này chúng tôi ở rất là khổ. Sâu bọ, rắn rết bò trong nhà ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Mỗi mùa mưa đến là nhà tôi lại phải trống nhà không trống thì nó đổ sập rồi mà bây giờ không cho chúng tôi làm thì không hiểu được các ông nghĩ thế nào bây giờ còn lấy đến thì lấy mà không lấy đến thì để cho chúng tôi còn phải làm cửa làm nhà".
Không chỉ gia đình Bà Hạnh, hơn 100 hộ dân thuộc Tổ dân phố Xuân Nhang 1, phường Xuân Đỉnh đều có chung nỗi khổ. Diện tích đất này nằm trong phần chưa được giải phóng mặt bằng của dự án Ngoại giao đoàn. Suốt 24 năm qua, các hộ dân phải chịu cảnh có đất mà không được chia tách thửa hoặc cho, tặng, thừa kế. Nhà dù xuống cấp cũng không được cấp phép cải tạo, sửa chữa.
Cũng vì vướng quy hoạch nên cơ sở hạ tầng không được đầu tư. Toàn bộ khu vực thường xuyên bị ngập úng, ô nhiễm môi trường.
Được biết, quận Bắc Từ Liêm đã có văn bản kiến nghị Thành phố xem xét điều chỉnh quy hoạch hoặc sớm triển khai giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên đến nay, mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ. Người dân vẫn tiếp tục phải gánh chịu cảnh xuống cấp, ô nhiễm và mòn mỏi chờ quy hoạch treo được hạ xuống.
Mực sông Hồng trong những ngày qua lên cao, khiến hơn 30ha đất trồng đào, quất tại Phú Thượng, Tây Hồ chìm trong nước lũ. Những gia đình trồng đào, quất tại đây không khỏi xót xa vì vụ đào, quất năm nay xác định bị thiệt hại năng, thậm chí mất trắng.
Khu đô thị Nam đường 32 thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức hiện vẫn đang trong tình trạng ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Nhằm sớm khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố, ngoài đơn vị chuyên nghiệp của công ty công viên cây xanh, còn có rất nhiều lực lượng hỗ trợ để thu dọn, vận chuyển cây xanh bị gãy đổ trên các tuyến đường phố của Thủ đô.
Tại khu vực huyện Chương Mỹ, người dân đang phải chịu cảnh lũ chồng lũ. Sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền đã giúp bà con có nơi tránh trú an toàn, đảm bảo đời sống và sinh hoạt.
Mực nước sông Hồng đã xuống mức báo động1 từ 14h40 chiều hôm nay (13/9). Nước rút nhanh, nhiều hộ dân ở ngoài đê sông Hồng vui mừng bởi được trở về dọn dẹp nhà cửa.
Bên cạnh sự tàn phá và gây nhiều hậu quả, những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 dường như cũng mang lại một vài tác động tích cực. Dòng chảy trong xanh của sông Tô Lịch ở Hà Nội có lẽ là một trong những điều tích cực hiếm hoi mà bão lũ mang lại. Video do phóng viên Đài Hà Nội ghi nhận hôm nay, 13/9.
0