Người dân phòng, chống cúm mùa

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1 tỷ trường hợp mắc bệnh cúm mùa, trong đó, có 3-5 triệu trường hợp mắc bệnh nặng và gây tử vong cho khoảng 290.000-650.000 ca về đường hô hấp. Từ cuối Thu và đầu Đông, các ca mắc cúm mùa hay còn gọi là bệnh viêm đường hô hấp đã xuất hiện nhiều trên địa bàn thành phố.

Người dân phòng, chống cúm mùa

Cúm mùa hay còn gọi là các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp như Cúm A, cúm B, cúm C lây lan theo cấp độ giảm dần. Các bệnh cúm thường gặp hiện nay là cúm A, cúm B, Covid-19, Cúm C. Vì vậy, người dân cần phòng, chống bệnh cúm không để lây lan cho gia đình và cộng đồng; không tự ý mua thuốc điều trị. Tiêm phòng cúm là một trong những biện pháp phòng chống hiệu quả cho người dân. Hà Nội là địa phương đang gia tăng bệnh nhân mắc cúm.

Người dân cần phòng, chống bệnh cúm không để lây lan cho gia đình và cộng đồng

Đáng lưu ý mặc dù Covid-19 bây giờ là bệnh truyền nhiễm nhóm B nhưng mức độ lây lan không thể xem nhẹ. Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 - 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61 nghìn trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi do cúm.

Vì vậy, người dân cần phòng, chống bệnh cúm không để lây lan cho gia đình và cộng đồng; không tự ý mua thuốc điều trị. Tiêm phòng cúm là một trong những biện pháp phòng chống hiệu quả cho người dân. Hà Nội là địa phương đang gia tăng bệnh nhân mắc Cúm.

Nhiều bệnh nhân mắc cúm mùa

Covid-19 giờ thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B nên người bệnh không phải thực hiện cách ly như mùa dịch trước nhưng người bệnh và gia đình người bệnh vẫn cần tuân thủ 2K là: khẩu trang và khử khuẩn trong suốt thời gian điều trị và theo dõi tại nhà.

Chỉ tính riêng ba tháng qua, bệnh viện đầu ngành truyền nhiễm như Bệnh viện đa khoa Đống Đa đã khám phát hiện 240 bệnh nhân viêm đường hô hấp

Chỉ tính riêng ba tháng qua, bệnh viện đầu ngành truyền nhiễm như Bệnh viện đa khoa Đống Đa đã khám phát hiện 240 bệnh nhân viêm đường hô hấp, trong đó 20% người bệnh cúm các thể và 32 bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại Bệnh viện. Tính rộng ra tại các cơ sở Y tế trên địa bàn thành phố thì số ca mắc Cúm không hề nhỏ.

Theo chuyên gia dịch tễ, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.

Bên cạnh đó, các chuyên gia Y tế cũng chỉ rõ, bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Đáng lưu ý trước diễn biến phức tạp của thời tiết và gia tăng ca bệnh cúm với nhiều thể khác nhau, người dân Thủ đô đã chủ động hơn trong việc phòng chống dịch bệnh.

Người dân phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp tại gia đình

Sau một thời gian dài phòng chống dịch bệnh covid 19, người dân Thủ đô đã được tuyên truyền và chủ động trước diễn biến của thời tiết cũng như dịch bệnh.

Người dân Thủ đô đã được tuyên truyền và chủ động trước diễn biến của thời tiết cũng như dịch bệnh

Cùng với sự chủ động ý thức cao của người dân như trên trước các bệnh truyền nhiễm viêm đường hô hấp đang gia tăng như hiện nay thì tiêm vắc xin phòng Cúm vẫn là giải pháp tốt nhất nhằm bảo vệ sức khỏe, giảm tải gánh nặng cho Y tế và hạn chế bệnh lây lan.

Bộ Y tế đã cung ứng đầy đủ 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi cho nên người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch. Những vắc xin phòng các bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ Sởi, ho gà không thể xem nhẹ

Người dân nên tiêm phòng cúm bảo vệ sức khoẻ

Hiện nay, người dân trên địa bàn thành phố không phải chờ đợi lâu tại Trạm Y tế để tiêm phòng cho trẻ. Bởi thành phố đã điều chỉnh lịch tiêm hợp lý và tránh hao phí vắc xin. Cứ thứ Tư tuần đầu của tháng, Hà Nội thực hiện tiêm phòng cho trẻ theo cụm tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và tiêm bổ sung cho các trẻ đến lịch tiêm mà bị ốm vào thứ Tư của tuần thứ ba trong tháng.

Đầu năm 2024, Bộ Y tế đã tiếp nhận, phân bổ vắc-xin kịp thời trong cả nước để tổ chức tiêm chủng các loại vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, bao gồm vắc-xin nhập khẩu và vắc-xin sản xuất trong nước. Một số vắc-xin phòng, chống dịch bệnh trong mùa đông- xuân như sởi, rubella, Ho gà sẽ được tiêm phòng đầy đủ cho trẻ nhỏ theo quy định.

Tuy nhiên các chuyên gia dịch tễ vẫn lưu ý, thông thường bệnh Cúm diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Để chủ động phòng chống cúm mùa hay còn gọi là các bệnh viêm đường hô hấp, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đã khuyến cáo cụ thể người dân cần chủ động phòng chống bệnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.