Người dân thắt chặt hầu bao, doanh nghiệp bán lẻ gặp khó

Noel và Tết Dương lịch đang đến gần. Đây là dịp nhu cầu hàng hoá tăng cao, các doanh nghiệp, trung tâm thương mại cũng liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại để kích cầu mua sắm. Tuy nhiên, dù ưu đãi hấp dẫn nhưng không khí mua sắm tại các cửa hàng không mấy nhộn nhịp

Săn sale” là một cụm từ mà những tín đồ mua sắm dùng để nói về hoạt động mua hàng giảm giá. Nắm bắt tâm lý của người mua hàng, thích “săn sale”, nhiều nhãn hàng, siêu thị, trung tâm thương mại đã tung ra các đợt khuyến mại hấp dẫn để kích cầu tiêu dùng, đặc biệt dịp cuối năm. Chị Cù Thị Bích Hạnh - một người dân Hà Nội cho biết, trước đây chị cũng chi tiêu khá nhiều cho các đợt giảm giá. Tuy nhiên năm nay, do công việc kinh doanh khó khăn, tình hình lạm phát tăng nên chị tập trung chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu của gia đình chứ không mua sắm những mặt hàng khác dù có giảm giá.

 Hà Thúy Hải - một giáo viên về hưu, vợ chồng bà có một khoản tiền tiết kiệm gửi ngân hàng. Ngoài tiền lương hưu, tiền lãi ngân hàng cũng là một khoản thu nhập hàng tháng của gia đình. Từ đầu năm đến nay, lãi suất ngân hàng liên tục giảm sâu về mức thấp nhất kể từ thời điểm dịch Covid - 19, khiến cho số tiền hàng tháng nhận về từ tiền lãi ngân hàng cũng giảm đi. Điều đó cũng khiến bà Hải đắn đo trong chi tiêu, xác định khoản nào nên và không nên cắt giảm.

Ngoài ra, giá điện tăng kéo theo chi phí sinh hoạt và giá cả hàng hóa cũng tăng. Đó cũng là một trong những lý do khiến người tiêu dùng tính toán trong chi tiêu, không còn dễ dàng chi trả cho những sở thích cá nhân không thiết yếu.

Người dân thắt chặt chi tiêu, giảm dần tích trữ hàng hoá không phải tình trạng của riêng Việt Nam mà còn là của các nước trên thế giới khi lạm phát tăng cao, tình hình địa chính trị phức tạp. Tuy nhiên với những mặt hàng thiết yếu, nhu cầu vẫn sẽ gia tăng dịp cuối năm, do đó các doanh nghiệp, nhà bán lẻ cần có phương án trong việc chuẩn bị nguồn cung hàng hoá để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Có thể thấy, để kích cầu tiêu dùng cần giảm khâu trung gian, từ đó kéo giảm giá hàng hóa, thu hút thêm nhiều người tiêu dùng. Bên cạnh chính sách hỗ trợ, sự nỗ lực của doanh nghiệp đa dạng thị trường cũng rất quan trọng, thị trường nội địa có quy mô hơn 100 triệu dân là rất lớn, cần xác định đây là bệ đỡ cho doanh nghiệp lúc khó khăn. Chính phủ và Quốc hội đang bàn kéo dài chương trình hỗ trợ đến năm 2024 để tạo ra một niềm hứng khởi, tạo luồng gió thúc mọi người tiêu dùng nhiều hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.