Người dân Thủ đô tham gia khắc phục hậu quả sau bão

Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3, nhân dân trên địa bàn các quận, huyện của Thủ đô đã tích cực tham gia.

Với mong muốn Thủ đô sớm trở lại sanh xanh đẹp, như trước trước khi bão về, hôm nay Ông Hoàng Việt, 72 tuổi, ở Phố Phan Đình Phùng đã có mặt từ sáng sớm để cùng người dân chung tay dọn dẹp cây cối gẫy đổ, vệ sinh môi trường tại khu vực nơi mình sinh sống.

Nhiều người dân đã có mặt từ sáng sớm cuối tuần để cùng chung tay dọn dẹp khu vực nơi mình sinh sống.

Ông Hoàng Việt, phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, TP. Hà Nội chia sẻ: “Hiện nay, nếu không có toàn dân tham gia thì nhân viên vệ sinh môi trường không làm rất lâu. Do đó, chúng ta phải vận động sức dân thì mới có thể làm được”.

Hưởng ứng Lễ phát động, với tinh thần đoàn kết, người dân trên địa bàn toàn thành phố đã cùng nhau chung sức, đồng lòng khắc phục hậu quả của cơn bão, cùng tham gia dọn dẹp, bảo đảm vệ sinh môi trường, thu dọn cây gãy, đổ; khơi thông cống, rãnh, kênh mương; thu gom rác thải, phun khử trùng phòng chống dịch bệnh.

Người dân trên địa bàn toàn thành phố đã cùng nhau chung sức, đồng lòng khắc phục hậu quả của cơn bão.

Em Đỗ Đức Chiến, phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP. Hà Nội cho biết: “Không khí ở đây rất sôi nổi, mọi người, kể cả người già, trẻ em, học sinh, sinh viên đều tham gia. Em muốn góp sức để mọi người dân sơm được đi lại thoải mái, môi trường xanh sạch hơn”.

Công việc tổng vệ sinh môi trường sau bão lũ dù còn bộn bề, nhưng khi toàn dân cùng hưởng ứng tham gia dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường, thu dọn cây gãy, đổ; khơi thông cống, rãnh, kênh mương; thu gom rác thải, thì môi trường Thủ đô sẽ sớm sáng - xanh - sạch - đẹp trở lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão nên ngày và đêm nay (19/9), Hà Nội có mưa rào rải rác và dông, có nơi mưa to.

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.