Người đi bộ đừng sang đường tùy tiện

Đi bộ sang đường tùy tiện, đi bất cứ chỗ nào, thậm chí trèo qua cả dải phân cách, hàng rào, đi ngang trên đường cao tốc là hiện trạng vẫn xảy ra lâu nay.

Thói quen sang đường tùy tiện

Việc băng qua đường tùy tiện theo kiểu “mạnh ai nấy đi” đã trở thành một thói quen của đại bộ phận người dân, đặc biệt là cư dân tại các đô thị. Bao nhiêu cây cầu vượt bộ hành ở những đại lộ, xa lộ, trước cổng các bệnh viện,… được xây dựng nhưng phần lớn mọi người vẫn lựa chọn băng ngang qua đường giữa dòng xe đông đúc, đối mặt “tử thần”.

Mặc dù cách ngay một đoạn ngã tư là vạch kẻ đường và tín hiệu đèn dành riêng cho người đi bộ, nhưng những đoàn người vẫn vô tư đi theo cách riêng của mình… Tại khu vực ngã ba Nguyễn Chí Thanh - Chùa Láng, vô số những tình huống kiểu như: đi bộ như không tuân thủ phần đường, sẵn sàng vượt qua các dải phân cách cứng, băng cắt qua đường, di chuyển tạt ngang qua đầu mũi phương tiện đang lưu thông, ngang nhiên di chuyển dưới lòng đường, bất chấp các loại đèn biển báo…

Theo thống kê tại Việt Nam, có 26% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ. Tình trạng người đi bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu. Thế nhưng việc xử lý hầu như không đáng kể, thậm chí tại nhiều nơi gần như là bằng không.

Băng qua đường tùy tiện theo kiểu “mạnh ai nấy đi” đã trở thành một thói quen của rất nhiều người.

Hà Nội không thiếu đường dành cho người đi bộ

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có khoảng 70 cầu bộ hành ở các nút giao cắt và khu vực gần bệnh viện, trường học, nơi có mật độ giao thông cao nhằm bảo đảm an toàn cho người đi bộ. Bên cạnh đó là hàng chục hầm đi bộ với chi phí xây dựng lên đến hàng trăm tỷ đồng đã hoàn thành, thế nhưng, hầu hết các hầm đi bộ rất vắng vẻ, ít người qua lại, thậm chí bị bỏ không, gây lãng phí. Nhiều người dân thường bất chấp nguy hiểm để cắt ngang dòng phương tiện dày đặc để qua đường.

Trên đường Láng Hạ, “Nút ấn điều khiển dành cho người đi bộ qua đường” - bảng thông báo được ghim rõ ở cột đèn tín hiệu dành cho người đi bộ, thế nhưng người dân qua đường lại không mặn mà sử dụng, bởi vậy nó có cũng như không.

Tại nhiều tuyến đường có mật độ giao thông cao như Cầu Giấy, Hồ Tùng Mậu, Trung Kính, Nguyễn Trãi, Giải Phóng... dù đã được xây dựng cầu bộ hành nhưng đa phần người dân vẫn băng ngang dưới lòng đường. Điển hình như tại cầu bộ hành trên phố Chùa Bộc, cạnh Học viện Ngân hàng rất thưa thớt người đi lại trên cầu. Nhưng cứ vài phút lại thấy một số người bất chấp dòng xe đông đúc để băng ngang qua đường.

Các hầm đi bộ cũng trong tình trạng lác đác người đi, trái với vẻ đông đúc, tấp nập trên đường. Thậm chí, nhiều hầm đi bộ gần như bị bỏ hoang, rất hiếm người qua lại, nhiều hạng mục còn nồng nặc mùi hôi từ nước đọng, rác thải trước cửa hầm.

Hà Nội hiện nay có khoảng 70 cầu bộ hành và 23 hầm đi bộ.

Cầu bộ hành, hầm đi bộ là yếu tố không thể thiếu trong giao thông đô thị, đòi hỏi cần thiết để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, ý thức người dân còn rất đơn sơ, cái gì nhanh, tiện thì làm; chính vì vậy, nhiều người chọn cách băng qua đường thay vì sử dụng đường cho người đi bộ.

Theo báo cáo từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong những tháng đầu năm 2023 số vụ tai nạn giao thông do người đi bộ sang đường sai quy định chiếm 2,11%, gần bằng tỉ lệ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia, chất kích thích có cồn (2,16%).

Xử lý nghiêm người đi bộ sang đường tùy tiện

Ở một số nơi trên thế giới, việc xử lý người đi bộ vi phạm luật giao thông rất nghiêm khắc.

Tại Thủ đô Manila của Philippines, mức phạt dành cho những người đi bộ vi phạm luật giao thông là 500 Peso (khoảng hơn 10 USD) hoặc ba tiếng lao động công ích (nếu không có khả năng nộp phạt).

Hay tại Singapore, người đi bộ vượt qua ngã tư mà không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông có thể bị phạt 20 USD. Thậm chí, nếu lặp lại hành vi này, sẽ phải nộp phạt lên tới 2.000 USD và bị ngồi tù nửa năm.

Với mức phạt từ 60 đến 100 nghìn đồng với hành vi đi bộ qua đường vi phạm Luật giao thông có lẽ thực sự không đủ sức răn đe.

Còn ở nước ta, mặc dù việc băng qua đường tùy tiện theo kiểu “thích là đi” đã trở thành một thói quen của đại bộ phận người dân, nhưng các chính sách răn đe và xử phạt vẫn nên được thiết lập, để giảm thiểu cũng như dần dần khắc phục tình trạng vô ý thức trên.

Tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ quy định rất rõ việc người đi bộ tham gia giao thông phải thực hiện để đảm bảo an toàn. Nếu không tuân thủ quy định trên sẽ bị xử phạt theo pháp luật.

Với mức phạt từ 60 đến 100 nghìn đồng có lẽ thực sự không đủ sức răn đe. Hơn nữa, hiện nay, việc xử phạt người đi bộ sang đường không đúng quy định vẫn chưa được thực hiện thường xuyên.

Luật pháp là để điều chỉnh tất các mối quan hệ theo một quy chuẩn nhất định và về nguyên tắc mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Do vậy việc xem nhẹ sự vi phạm giao thông của người đi bộ đã cho thấy một sự không khách quan, công bằng trong nhận thức và hành động của lực lượng thực thi pháp luật nói riêng và xã hội nói chung.

Và phải chăng cũng vì sự dễ dãi trong nhận thức và chấp hành nên đã dẫn tới những tình huống kiểu như khi xảy ra tai nạn va quệt thì xe to phải đền cho xe nhỏ, người điều khiển phương tiện phải đền cho người đi bộ, người có điều kiện kinh tế hơn phải chia sẻ cho người không có điều kiện…

Chính những sự phi lý được chấp nhận như là một sự hợp lý đã góp phần phá vỡ quy chuẩn, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên tình trạng lộn xộn trong tham gia giao thông và sự xấu xí trong văn hóa giao thông ở Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bên cạnh hệ thống giao thông liên huyện, các trục tỉnh lộ và quốc lộ liên tục được nâng cấp, cải tạo, thời gian qua, huyện Phú Xuyên cũng chú trọng vào các dự án giao thông nội đồng, các trục liên xã.

Sáng 21/12, nhân kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên.

Thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn TP. Hà Nội, sáng 21/12, Ban Tổ chức và 16 thí sinh tham dự vòng Chung kết “Tiếng hát Hà Nội 2024”, cùng CTCP Công nghệ xanh GODA đã tham gia tổng vệ sinh sân chơi Công viên rừng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm).

Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.

Sáng 21/12, Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam và tri ân những đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.