Người già chật vật kết nối công nghệ thời 4.0

Chỉ có khoảng 20% người cao tuổi Việt Nam cảm thấy tự tin tìm hiểu và sử dụng các ứng dụng trực tuyến, số còn lại nói rằng họ gặp khó khăn trong việc chấp nhận và thích ứng với công nghệ mới.

"Rào cản" thời công nghệ 4.0

Theo Báo cáo Tổng quan phát triển kỹ thuật số Việt Nam 2021, nước ta có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm đến 97,8% dân số từ 13 tuổi trở lên. Nhưng chỉ khoảng 12% người cao tuổi sở hữu điện thoại thông minh và khoảng 6% trong số đó sử dụng máy tính cá nhân.

Nhiều người cao tuổi đang cố gắng tiếp cận với công nghệ để làm phong phú hơn cuộc sống của mình.

Nhiều người cao tuổi đang cố gắng tiếp cận với công nghệ để làm phong phú hơn cuộc sống của mình.

Từ khi lên Hà Nội ở với con, bà Nguyễn Thị Lực (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phải học cách sử dụng bếp từ. Kiên trì học hỏi, dần dần bà đã sử dụng thuần thục bếp từ cũng như nhiều thiết bị thông minh khác như điện thoại, TV… Hiện giờ bà thường xuyên sử dụng các ứng dụng trên điện thoại để liên lạc với người thân, bạn bè.

Già cũng vẫn phải học, đó là quan điểm của ông Lê Cầm (phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm). Theo ông Cầm, trong gia đình ông hiện sử dụng nhiều thiết bị thông minh, tự động như robot hút bụi, điều hòa, TV, quạt điều khiển,… vì vậy, ông phải cố gắng học hỏi để biết sử dụng trong mọi lúc.

Nhiều người già sử dụng công nghệ hiệu quả

Nhiều người già sử dụng công nghệ rất thành thạo, như tìm kiếm trên YouTube các video tập luyện phù hợp với người già để tập theo hàng ngày, sử dụng công nghệ để mang những kiến thức và kinh nghiệm mà mình có chia sẻ với mọi người.

Thời gian gần đây, kênh TikTok dạy Văn của cô giáo Nguyễn Thúy Trình (74 tuổi, ở Ninh Bình) đã gây chú ý đặc biệt. Kênh TikTok của cô giáo Trình đang có trên 490 nghìn lượt theo dõi và trên 4 triệu lượt yêu thích. Nội dung của các video là các bài giảng về môn Văn do cô giáo Trình thực hiện.

Cô giáo Ngô Thúy Trình

Cô Trình bắt đầu lập kênh TikTok và đăng tải video đầu tiên vào tháng 3/2023. Tính đến nay, cô đã cập nhật gần 200 clip với nội dung truyền đạt kiến thức Ngữ văn. Cô đã tự mình làm tất cả, từ việc lắp đặt máy quay, làm clip ghi lại bài giảng của mình và đăng tải lên kênh.

Nữ lập trình viên 89 tuổi ở Nhật

Cụ bà Masako Wakamiya mua một chiếc máy tính năm 58 tuổi và đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật bằng Excel. Sau đó, ở tuổi 81, cụ bắt đầu dấn thân vào thế giới phát triển ứng dụng trò chơi. Hiện, cụ là nhà truyền cảm hứng về công nghệ thông tin, đi khắp Nhật Bản để diễn thuyết và tham dự các hội nghị.

Lúc mới bắt đầu, cụ Masako Wakamiya vẫn sử dụng bàn tính gảy. Thất vọng bởi ngành công nghệ kỹ thuật thiếu quan tâm đến người già, cụ tự học viết code và bắt tay vào lập trình. Cụ Masako đã học được mã hóa cơ bản và đã phát triển Hinadan, một trong những ứng dụng trò chơi đầu tiên của Nhật Bản cho người ở lứa tuổi ngoài 60.

"Ở tuổi này, ta sẽ mất đi nhiều thứ như chồng, công việc, tóc, thị lực. Những điểm trừ này khá nhiều. Nhưng khi ta bắt đầu học điều mới, dù là học lập trình hay học piano, đó lại là điểm cộng, là động lực. Trong kỷ nguyên Internet này, nếu ngừng học tập, nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống đời thường của ta", cụ Masako chia sẻ.

Cụ Masako quan tâm đến máy tính điện tử từ những năm 1990, khi nghỉ việc thư ký ngân hàng. Cụ mất vài tháng để thiết lập hệ thống đầu tiên, bắt đầu bằng tin nhắn BBS - tiền thân của Internet, trước khi hoàn thiện kỹ năng của mình trên máy tính của Microsoft, sau đó là Mac của Apple và iPhones.

Cụ bà Masako Wakamiya hiện là một trong những nhà lập trình ứng dụng lớn tuổi nhất thế giới

Cụ Masako đã từng được giám đốc điều hành của Apple Tim Cook của Apple mời tham gia Hội nghị Phát triển Toàn cầu, nơi cụ là nhà phát triển app nhiều tuổi nhất.

Dù đã U90, đôi khi phải sử dụng máy trợ thính để nghe những câu hỏi, suy giảm thị lực nên khó nhìn rõ màn hình điện thoại thông minh, nhưng tinh thần của bà Masako thì còn rất tươi trẻ.

Công nghệ số đã mang lại những lợi ích tuyệt vời cho người cao tuổi, giúp họ nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần, không cảm thấy lạc hậu trong đời sống hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đêm qua và sáng nay, 26/6, thời tiết Hà Nội duy trì trạng thái mưa dông rải rác ở nhiều khu vực. Hình thái này sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày hôm nay, đặc biệt thời điểm cuối giờ chiều và cuối ngày.

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo kết luận về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn và Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước với khoảng thời gian 6 tháng, từ ngày 1/8 năm nay đến ngày 31/1/2025.

Sáng 25/6, tại Hà Nội đã diễn ra lễ mít tinh hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ma túy và ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6 với chủ đề: “Chung tay xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy”.

Bộ Tư pháp vừa kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1/7/2024.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là dự án đầu tiên được Quốc hội và Chính phủ cho phép thực hiện theo cơ chế đặc thù đó là tách công tác giải phóng mặt bằng thành một dự án thành phần riêng biệt. Nhờ đó, tiến độ thực hiện siêu dự án cấp quốc gia này đã được đẩy nhanh.