Người Hà Nội hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

Từ năm 2000, ngày 7/4 hằng năm được chọn là Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện. Sau 24 năm, hoạt động hiến máu ở nước ta đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự tham gia có hiệu quả của nhiều cơ quan, đơn vị. Sau 24 năm, công tác vận động hiến máu ở Thủ đô ngày càng phát triển lớn mạnh, luôn là phong trào thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội tham gia.

Hiến máu tình nguyên không còn là phong trào, đã trở thành một hoạt động thường xuyên, liên tục của hàng vạn người dân trên mọi miền Tổ quốc.

Hiến máu tình nguyên không còn là phong trào, đã trở thành một hoạt động thường xuyên, liên tục của hàng vạn người dân

24 năm qua, Ngày hội toàn dân hiến máu tình nguyện được phát động đã trở nên thân thuộc với tất cả mọi người. Đây không chỉ là cho đi mà còn tiếp tục khẳng định tinh thần "Tương thân tương ái" của người dân, thanh niên đang sinh sống trên trên địa bàn Hà Nội hướng về người bệnh.

Người hiến thì máu hạnh phúc khi được sẻ chia, khi biết mình đã làm một điều có ích cho cộng đồng; khi biết rằng, đâu đó trên đất nước này, dòng máu của mình đã, đang và sẽ được hoà chung trong một, giúp các bệnh nhân khi họ đang cần.

Người hiến máu hạnh phúc khi được sẻ chia, khi biết mình đã làm một điều có ích cho cộng đồng

Hàng ngàn người bệnh đang cần lắm sự chung tay của cộng đồng, bởi mỗi giọt máu cho đi sẽ cứu được một người ở lại, để họ được sống và được viết tiếp ước mơ của mình còn dang dở. Và "Hiến máu tình nguyện" là phong trào nhân đạo điển hình trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, thu hút nhiều tổ chức, cá nhân tham gia, và càng trong khó khăn, tình yêu thương đó càng lan tỏa.

Chắc chắn rằng, sẽ có hàng nghìn bệnh nhân cần máu được cứu sống từ nghĩa cử cao đẹp của người hiến máu tình nguyện. Bởi Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện sẽ không chỉ dừng lại ở ngày 7/4 mà lan rộng trong cả 365 ngày./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết người dân đi khám, chữa bệnh có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy song song với dùng căn cước công dân gắn chip, sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số...

Bắt đầu từ ngày 1/8, bệnh viện Bạch Mai sẽ tăng giờ khám chữa bệnh đến 21h00 hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đăng ký qua app để chủ động đến khám chữa bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) vừa cho biết, sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An, người dân đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu ở TP. HCM có xu hướng gia tăng dẫn đến tình trạng hết vaccine.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam vừa đào tạo chuyên môn ngành ngoại thần kinh - cột sống với chủ đề “Cấp cứu thần kinh - cột sống” dành cho bác sĩ và điều dưỡng các bệnh viện khu vực miền Bắc.

Trước thực trạng việc khám bệnh các ngày trong tuần thường quá tải bệnh nhân, một số bệnh viện đã và đang đổi mới công tác khám sức khỏe cho người dân vào các ngày cuối tuần nhưng vẫn được hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT).