Người khuyết tật 'chật vật' với chuyển đổi số

Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28%. So với người bình thường, người khuyết tật đã khó khăn hơn trong nhiều hoạt động đời sống và học tập, lao động, đặc biệt là khi phải thích nghi với các điều kiện và môi trường mới. Điển hình trong đó, có những khó khăn liên quan tới các giao dịch số.

Dù không muốn bị gạt ra khỏi tốc độ phát triển của xã hội số, nhưng hiện nay, rất nhiều người khuyết tật đang cảm thấy khá vô vọng bởi một số khó khăn họ gặp phải khi tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

Bởi việc áp dụng công nghệ số ngày càng bảo mật và tiên tiến, các phần mềm dường như đã bỏ quên những người khuyết tật. Họ không thể di chuyển, đi lại, thậm chí là không thể nhìn thấy. Trong khi đó, nhiều app ngân hàng đã và đang áp dụng phương thức xác thực, mà chỉ có những người có thị lực tốt mới thực hiện được.

Theo chia sẻ của những người khiếm thị, từ khi giao dịch tài chính qua ngân hàng online chiếm lĩnh thị trường, thì cũng là lúc, họ không còn chủ động và độc lập, mà luôn phải nhờ tới người thân hỗ trợ.

Bên cạnh đó, dịch vụ công đang được triển khai rộng rãi và rất tiện ích, người dân không phải đi lại nhiều, mọi thủ tục đều qua mạng. Nhưng với người khiếm thị, để thực hiện đầy đủ các bước trên cổng dịch vụ công, họ luôn cần có người hỗ trợ.

Đối với việc đưa các sản phẩm lên web, trên thế giới đã có quy chuẩn để người khuyết tật nói chung có thể tiếp cận được theo cách riêng của họ. Nhưng đôi khi, những quy chuẩn này chưa được tuân thủ đầy đủ tại Việt Nam. Băn khoăn này không chỉ của riêng người khiếm thị.

Do đó, các chính sách và quy chuẩn thời đại số không nên bỏ qua bộ phận người yếu thế này trong xã hội. Họ vốn đã khó khăn trong hòa nhập cộng đồng, nay càng khó khăn hơn trong hòa nhập với cộng đồng thời công nghệ số.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai công tác phòng chống sự cố, thiên tai, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, sẵn sàng cho mọi tình huống.

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.