Người lao động mong muốn được tăng lương tối thiểu

Hôm nay (20/12), Hội đồng lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 2 để xem xét phương án đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Trong bối cảnh vật giá leo thang, đồng lương hàng tháng của công nhân viên chức, lao động không đủ chi tiêu khiến cuộc sống trở nên khó khăn. Do đó, hầu hết người lao động đang rất mong chờ vào chính sách cải cách tổng thể chính sách tiền lương.

Trong bối cảnh vật giá leo thang, đồng lương hàng tháng của công nhân viên chức, lao động không đủ chi tiêu khiến cuộc sống trở nên khó khăn. Do đó, hầu hết người lao động đang rất mong chờ vào chính sách cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Chị Nguyễn Thị Chinh, kế toán doanh nghiệp này bày tỏ hy vọng sớm được tăng lương để cải thiện thu nhập. Bởi lẽ, với mức lương 7 triệu đồng/tháng, thật khó đáp ứng mức sống tối thiểu cho một gia đình có tới 6 nhân khẩu cùng chung sống.

Tăng lương - Mong muốn của người lao động

Hơn ai hết, chị Chinh hiểu rất rõ chi tiêu tiết kiệm vốn không phải là một biện pháp lâu dài. Chỉ khi được tăng lương, dù nhiều hay ít thì gia đình mới đỡ chật vật hơn.

Tăng lương cũng là mong mỏi của anh Hà Văn Thanh, công nhân Công ty CP xây dựng và thương mại Hùng Nhung. Theo anh Thanh chia sẻ, việc tăng lương không chỉ giúp công nhân đảm bảo, duy trì mức sống tối thiểu, mà còn tiếp thêm động lực để người lao động an tâm làm việc với năng suất cao, chất lượng tốt:

Qua hai năm dịch bệnh, người lao động, nhất là công nhân trong các doanh nghiệp chưa được điều chỉnh tăng lương, trong khi giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu với đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh đều “leo thang”.

Hệ lụy này khiến nhiều hàng hóa tiêu dùng khác cũng tăng giá theo. Vì thế, mong muốn sớm được điều chỉnh tăng lương cũng là mong muốn chính đáng của người lao động.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ trong một tháng ra quân cao điểm, đã có hơn 7.000 trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý.

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực tại TP Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu có số vốn lên tới trên 10 nghìn tỷ đồng, 8 năm chưa cán đích, đang làm dấy lên câu hỏi về tính trách nhiệm và giải pháp khắc phục hậu quả.

Thường trực Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu lại dự án điện hạt nhân sau gần chục năm tạm dừng. Trước nguy cơ thiếu điện là rất lớn, các chuyên gia cho rằng việc khởi động lại dự án điện hạt nhân vào thời điểm này rất hợp lý.

Văn hóa chống lãng phí không chỉ đơn giản là việc tiết kiệm nguồn lực mà còn là hệ thống giá trị, thái độ, hành vi và lối sống được xây dựng trên nền tảng ý thức trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên. Nó bao gồm việc ngăn chặn các hành vi lãng phí trong mọi lĩnh vực, từ tài sản công, tài nguyên thiên nhiên cho đến tài chính và nhân lực.

Kiểm soát phạm luật giao thông ở lứa tuổi học sinh là một trong những nội dung trọng điểm được Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội thực hiện từ đầu năm học mới. Trong đó, việc xây dựng mô hình cổng trường an toàn là một trong những cách làm đã và đang được nhiều trường áp dụng

184 tuyến đường ngang trên toàn quốc sẽ được cấp kinh phí sửa chữa trước năm 2025. Đây là nội dung trong Quyết định số 1324 mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại các đường ngang có người gác.