Người Pháp thay đổi thái độ đối với rượu không cồn

Năm 2020, khi lệnh phong tỏa do Covid-19 khiến người Pháp phải ở trong nhà, anh Augustin Laborde đã phải ngừng uống rượu nhưng rất khó khăn để có thể tìm một loại rượu không cồn ở Paris. Hai năm sau, anh Laborde có một cửa hàng rượu và rượu không cồn đầu tiên ở một quốc gia nổi tiếng với rượu vang đỏ Bordeaux và Burgundies trắng. Công việc kinh doanh phát đạt vì anh đã nắm bắt đúng xu hướng của người tiêu dùng.

Theo Tổ chức Quốc tế về Rượu vang năm 2021, Pháp, nơi  có những vườn nho bao phủ từ dãy núi Jura ở phía Đông đến chân núi Pyrenees ở phía Tây Nam, là nước tiêu thụ rượu vang lớn thứ hai, chỉ sau Mỹ. Tiêu thụ đồ uống không cồn ở Pháp đã tụt hậu so với các thị trường khác. Số liệu từ nhóm tư vấn Phân tích thị trường đồ uống IWSR cho thấy thị trường rượu không cồn đã tăng 24% trên toàn thế giới vào năm 2021, trong khi mức tiêu thụ ở Pháp chỉ tăng 4%. Tuy nhiên, giờ đây thói quen đã dần thay đổi.

Anh Augustin Laborde, người sáng lập cửa hàng rượu không cồn cho biết: "Chúng tôi đang mở một thị trường mới. Chúng tôi đang đáp ứng nhu cầu rất mạnh mẽ của người tiêu dùng và điều đó khích lệ chúng tôi tiếp tục công việc. Chúng tôi đã nhận được đề xuất mở các cửa hàng tương tự ở những nơi khác ở Pháp và cả ở nước ngoài''. 

Khách hàng trong cửa hàng của Augustin Laborde hoàn toàn đồng ý với anh. Khi thử một ly rượu vang đỏ không cồn, chị Helene Bourgy, một khách hàng, cho biết loại đồ uống này thực sự đem lại một “bầu không khí lễ hội”, không cồn nhưng vẫn vui. Nhờ có các chiến dịch nâng cao nhận thức người tiêu dùng về sức khỏe, các thói quen đang có sự thay đổi chậm nhưng chắc chắn.

Nhà nghiên cứu về rượu Mickael Naassila nói: "Bắt đầu từ những năm 1960, mức tiêu thụ rượu là khoảng 26 lít rượu nguyên chất (mỗi người/mỗi năm) và bây giờ là khoảng 11 lít. Đó là một sự sụt giảm lớn mặc dù hiện nay nó đang chậm lại. Con số này giảm chủ yếu do tiêu thụ rượu vang giảm mạnh, đồng thời chúng tôi rất quan tâm đến đồ uống có nồng độ cồn thấp và không cồn, đồng nghĩa với việc mọi người quan tâm đến sức khỏe của mình hơn".

Theo Tổ chức Quan sát ma túy và xu hướng gây nghiện của Pháp (OFDT), mức tiêu thụ rượu vang ở Pháp đã giảm từ hơn 20 lít đồ uống có cồn được bán cho mỗi người dân vào năm 1961, xuống chỉ còn 5,6 lít vào năm 2020. Mặc dù vậy, theo bà Naassila, tình yêu của người Pháp đối với rượu vang vẫn còn. Chỉ là người Pháp ngày càng coi trọng chất lượng hơn số lượng. Vì vậy, đồ uống ít cồn và thậm chí không có cồn là một xu hướng đúng.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngành công nghiệp bia ở Vương quốc Anh đang chứng kiến xu hướng ngày càng tăng của những đồ uống có nồng độ cồn thấp hoặc không cồn, đặc biệt là bia không cồn.

Ngày 22/11, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm duy trì một mối quan hệ thương mại ổn định và phát triển bền vững, điều mà Bắc Kinh cho rằng sẽ có lợi cho cả hai quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.

Hơn 30 công ty Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong chuỗi công nghiệp năng lượng gió ngoài khơi, thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, đồng thời khám phá các giải pháp phát triển sáng tạo chung.

Texas tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi đề xuất sử dụng 1.400 mẫu đất tại hạt Starr, gần biên giới Mỹ - Mexico để hỗ trợ kế hoạch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp của ông.

Romania và Bulgaria có thể trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp ước Schengen không biên giới ở châu Âu vào tháng 1/2025, theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Hungary. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng nội vụ EU vào tháng 12 tới.

Hội đồng quản trị của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) với 35 thành viên đã thông qua một nghị quyết buộc Iran hợp tác hơn trong các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.