Người tị nạn Ukraine trước thách thức hội nhập xã hội Đức

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra cách đây 2 năm, hàng triệu người dân Ukraine đã sơ tán khỏi đất nước, trong đó có hơn một triệu người đã tới Đức, nơi họ phải đối mặt với những thách thức khi hội nhập xã hội nước sở tại.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), trong hai năm qua có gần 35% dân số Ukraine rời khỏi đất nước. Một số lượng lớn đã quay trở lại, nhưng Liên Hợp Quốc cho biết vẫn còn khoảng 6,5 triệu người tị nạn đang sống ở các quốc gia khác, trong đó có Đức.

Chị Kateryna, một người tị nạn Ukraine, 33 tuổi, từng là y tá chăm sóc đặc biệt, đến Đức cách đây gần hai năm cùng con trai chín tuổi. Nhờ sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ Space Eye, chị đã có thể tìm được chỗ ở và việc làm.

Space Eye đã kết nối Kateryna với một bệnh viện địa phương ở thành phố Regensberg, vùng Bavaria, nơi chị hiện đang làm trợ lý điều dưỡng trong khi học tiếng Đức.

Người tị nạn Ukraine trước thách thức hội nhập xã hội Đức

Tuy nhiên, những người có một công việc thuận lợi như chị Kateryna chỉ là thiểu số. Theo Trung tâm Nghiên cứu Di cư IFO, mặc dù người tị nạn Ukraine ngày càng bi quan về thời điểm xung đột kết thúc nhưng đại đa số vẫn muốn trở về quê hương, khi nhiều người đang gặp rất nhiều khó khăn để hòa nhập ở nước sở tại.

Mặc dù ngày càng bi quan về thời điểm xung đột kết thúc nhưng đa số người tị nạn Ukraine vẫn muốn trở về quê hương

Ông Panu Poutvaara - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Di cư IFO cho biết: “Phần lớn Người tị nạn Ukraine ở các nước Đông Âu và một số nước Tây Âu, như Hà Lan, đều đang làm việc, nhưng chỉ có một số ít ở Đức có thể tìm được việc làm. Một phần nguyên nhân là vì người tị nạn không có trình độ chuyên môn và tiếng Đức tốt”.

Xung đột ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, bởi vậy người tị nạn Ukraine không thể trở về quê hương. Tuy nhiên, trong khi những người trẻ tuổi có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống mới thì với người tị nạn Ukraine đã lớn tuổi, hội nhập xã hội nước sở tại là điều không hề dễ dàng. Đây cũng là vấn đề mà rất nhiều gia đình người tị nạn Ukraine đang phải đối mặt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Đến trưa 29/3, số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar lên tới 1.002 người, có 2.376 người bị thương và vẫn còn 30 người mất tích.

Tổng thống Ukraine đang đánh giá lại một dự thảo thỏa thuận khoáng sản mới do Mỹ đề xuất, khẳng định Kiev không chấp nhận điều khoản nào ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập châu Âu.

Theo Cơ quan giám sát động đất thuộc Cục Khí tượng Thái Lan, đến sáng ngày 29/3 đã có 77 dư chấn được ghi nhận ở Myanmar sau thảm họa động đất.

Mỹ đã tiến hành đợt không kích mới nhắm vào hơn 40 địa điểm do lực lượng Houthi kiểm soát tại Yemen, trong đó có thủ đô Sanaa.

Lực lượng cứu hộ tại Bangkok (Thái Lan) đang khẩn trương tìm kiếm người mắc kẹt sau vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước do ảnh hưởng từ trận động đất ở Myanmar.

Chính quyền quân sự Myanmar yêu cầu hỗ trợ về y tế và nguồn máu khi số nạn nhân bị thương do động đất tại Mandalay và Naypyidaw tăng cao.