Người tiêu dùng Việt đã cảnh giác hơn trước Temu
Chị Thu Hiền, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thường xuyên truy cập các trang bán hàng để mua hàng. Tuy nhiên, thông tin sàn TMĐT Temu chưa đăng ký kinh doanh tại Việt Nam đã khiến chị cảnh giác và thận trọng hơn, thay vì sự tò mò háo hức vì mức giá hấp dẫn như ban đầu.
Chị Lưu Thu Hiền cho biết: “Mình thấy sàn Temu vào thị trường Việt Nam cũng một thời gian rồi nhưng mình vẫn chưa dám dùng. Tại vì mới nên mình chưa trải nghiệm, mà cũng chưa có nhiều review, mình cũng không dám chắc về chất lượng của nó. Chắc là một thời gian nữa mình mới dám dùng. Có thể hiện tại giá nó rẻ hơn nhiều sàn nhưng rủi ro cũng nhiều hơn. Như Tiktok hồi mới vào mình cũng chưa dám thử, nhưng giờ lại đặt Tiktok nhiều”.
Còn anh Lê Quang Dũng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, cho hay: “Ban đầu tôi thấy mọi người mua nhiều sản phẩm ở trên sàn Temu, theo phong trào tôi cũng tải xuống và mua một số sản phẩm. Nhưng sau khi đọc một số bài báo uy tín thì tôi biết được Temu chưa đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và nó không cho phép thanh toán trả sau thì tôi cũng nghi ngờ về độ uy tín của sàn và chất lượng của sản phẩm”.
Tâm lý cảnh giác là một một tín hiệu tích cực khi người tiêu dùng Việt Nam đã cân nhắc và lo lắng về các rủi ro pháp lý, thay vì bị cuốn hút bởi giá rẻ và khuyến mãi. Sự thận trọng này cho thấy ý thức bảo vệ quyền lợi cá nhân của người tiêu dùng đang ngày càng được nâng cao. Cơ quan chức năng cùng các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã vào cuộc để cảnh báo người dân về những rủi ro có thể gặp phải khi mua sắm trên các sàn TMĐT chưa chính thống.
Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, cho biết: “Phương châm của hội chúng tôi là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chúng tôi tuyên truyền cho người tiêu dùng biết là cần phải rất thận trọng khi lựa chọn các sàn để mua, và lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng hóa dịch vụ. Bản thân người tiêu dùng nhắc nhở nhau đi theo con đường lành mạnh. Về mặt trung ương hội, chúng tôi sẵn sàng tham gia xử lý vi phạm của các đơn vị, các sàn, các nhà cung cấp đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng”.
Theo thông tin mới nhất, sàn Temu đang giới hạn khách hàng chỉ được mua đơn hàng từ 887.000 đồng đến không quá 1.000.000 đồng. Bộ Công Thương đang yêu cầu Temu hoàn thành đăng ký kinh doanh tại Việt Nam trong tháng 11.
Theo báo cáo của Enterprise Singapore và Công ty nghiên cứu Pitchbook được công bố vào tháng 11, các công ty có trụ sở chính tại Singapore đã huy động được 4,05 tỷ USD thông qua 369 giao dịch trong giai đoạn từ tháng 1-9/2024, giảm nhẹ so với 4,3 tỷ USD và 410 giao dịch trong cùng kỳ năm 2023.
Tháng 10/2024, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu đã nộp đơn xin cấp phép hoạt động với Bộ Công Thương. Nếu sàn này được cấp phép, sẽ phải kê khai thuế như hàng trăm nhà cung cấp nước ngoài khác đang đăng ký, khai và nộp thuế qua cổng thông tin điện tử của ngành thuế, như Google, Meta (Facebook), Microsoft, Netflix, TikTok.
Dữ liệu tài chính quý III/2024 thể hiện Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova có doanh thu 2.010 tỷ đồng, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù lãi “khủng” trong quý III, nhưng lũy kế 9 tháng năm 2024, Novaland vẫn đang lỗ hơn 4.376 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán trong nước ngày 15/11 tiếp tục có diễn biến tiêu cực khi gần 550 cổ phiếu giảm điểm trong phiên cuối tuần, VN-Index lại mất thêm gần 14 điểm. Hàng loạt mã chứng khoán, ngân hàng mất 2-3% thị giá.
Tổng Công ty Xây dựng Số 1, mã chứng khoán CC1 trên sàn UPCoM, vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 160 triệu đồng.
Ngày 15/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.290 VND/USD, tăng 2 VND.
0