Người trẻ thưởng trà
Những tưởng trà sẽ bị phai nhoà theo thời gian, lu mờ trước những loại nước uống có ga hay các loại nước pha chế khác của cuộc sống hiện đại, thế nhưng nhiều người lại thích tìm về thú vui thưởng trà, dù đơn sơ hay cầu kỳ, dù loại cực phẩm hay chỉ là thức uống bình dân...
Các quán trà truyền thống không có sự phát triển nở rộ như nhiều đồ uống khác nhưng vẫn có cho mình những tệp khách hàng thân thiết. Điểm khác biệt rõ rệt nhất của các quán trà chính là sự bình yên thư thái trong không gian truyền thống.
Ở những quán trà như thế, khách hàng phần nhiều là những người trẻ và trung tuổi. Tuy có khoảng cách về tuổi tác nhưng họ cùng chung một niềm yêu thích với hương vị của các thức trà truyền thống. Hồng trà, lục trà, bạch trà, trà ô long, phổ nhĩ,… những cái tên đã tạo nên cảm xúc cho biết bao người.
Một không gian thanh tao, nhẹ nhàng; người trà chủ hiểu biết và tinh tế với những ấm trà đượm hương, thấm vị, quán trà truyền thống với phong cách như thế đã đưa văn hóa trà Việt tiếp cận nhiều khách hàng hơn, giúp họ hiểu hơn về những nét đẹp xưa cũ và để sống chậm hơn.
Đặng Thái Sơn - Sugi tea Đông Anh là một trong những trà chủ nhiều kinh nghiệm. Anh đến từ vùng trà Suối Giàng, bởi thế trong các cuộc trò chuyện với khách, anh luôn thể hiện sự trân trọng của mình với những khách trà.
Một trong những ý do đầu tiên khiến người trẻ ngày nay thích tìm hiểu về trà đó là những không gian trà đa dạng. Là những không gian khép kín với trà chủ, trà nương, là những không gian mở để khách tự do pha chế, hoặc những không gian giản dị đến bất ngờ. Hương vị trà, sự lan tỏa niềm yêu thích của những người đam mê trà chính là yếu tố quan trọng để hấp dẫn người trẻ.
Và dù thưởng trà theo xu hướng hiện đại hay phong cách truyền thống thì những loại trà thơm vẫn luôn chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống của người Việt. Một ấm trà nóng hay những ly trà pha chế đều giúp cuộc chuyện trò, buổi gặp gỡ thêm phần thú vị.
Những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu rửa xe để đón Tết của người dân tăng cao. Các cửa hàng rửa xe trở nên tấp nập, nhộn nhịp từ sáng sớm cho đến tối muộn.
Có lẽ không một địa phương nào trong cả nước lại có lượng tiêu thụ hoa tươi nhiều như Hà Nội. Để cung cấp một lượng hoa lớn cho thị trường trong dịp Tết này, các vùng chuyên canh hoa như Mê Linh, Phúc Thọ, Hoài Đức, Đan Phượng… đã tất bật, sôi động hơn bao giờ hết.
Sắc xuân đang hiện diện khắp nơi. Tại các huyện ngoại thành, những đổi thay ở vùng quê nông thôn mới cũng được thể hiện trong cách đón Tết. Chợ những ngày cận Tết ở quê đã có thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ người dân.
Hà Nội giờ có nhiều chợ hoa, nhiều đầu mối cung cấp hoa tươi cho thị trường, song với không ít gia đình, nhất là người dân khu vực phố cổ, Tết là phải đến chợ hoa Hàng Lược. Đi chợ hoa Hàng Lược ngày Tết đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người dân phố cổ nói riêng và người Hà Nội nói chung.
Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, người Việt thường sắm sửa một số vật phẩm đặc trưng để trang trí trong nhà, không chỉ làm mới không gian sống mà còn mang ý nghĩa đón tài lộc, may mắn và hạnh phúc.
Đường làng thường ngày chỉ có dấu chân của những người già và con trẻ. Thế nhưng năm hết Tết đến, con đường làng bỗng nhộn nhịp hân hoan đón những người con đi xa trở về. Những bước chân dù có đi ngàn vạn nẻo đường, thì chuyến đi hạnh phúc nhất vẫn là chuyến trở về nhà cùng gia đình. Bởi Tết là để đoàn viên sum họp.
0