Người Việt chi 156.000 tỷ đồng mua hàng online

Theo thống kê của nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, người Việt đã chi khoảng 156.000 tỷ đồng để mua sắm trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam trong nửa đầu năm 2024.

Những con số này không chỉ phản ánh sự phát triển nhanh chóng của thị trường mà còn cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt, khẳng định thương mại điện tử đã đóng góp quan trọng, trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam.

Chị Phạm Thị Thảo Trinh (phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm) chia sẻ: “Một tuần thì tôi đi trung tâm thương mại tầm ba ngày. Trên sàn thương mại điện tử thì hầu như tôi đặt mỗi ngày".

Thương mại điện tử  trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các sàn thương mại điện tử đã thay đổi nhiều chính sách để bảo vệ quyền lợi khách hàng, qua đó kích cầu mua sắm, tăng doanh thu trên sàn thương mại điện tử

Ông Phan Mạnh Hà, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Shopee, cho hay: “Shopee mong muốn mang đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến an toàn, linh hoạt và tiện lợi cho người dùng, từ đó thu hút thêm nhiều người tham gia mua sắm trên sàn thương mại điện tử".

Các sàn thương mại điện tử đã thay đổi nhiều chính sách để bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Quý II/2024, tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam, bao gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop đạt khoảng 85.000 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, cần có những chính sách xây dựng hạ tầng, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của thương mại điện tử.

Tổng doanh thu trên 5 sàn TMĐT bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam đạt khoảng 85.000 tỷ đồng.

Sự phát triển bền vững của thương mại điện tử không chỉ đóng góp vào nền kinh tế số mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.