Nguồn vốn chính sách xã hội giúp nhiều phụ nữ khó khăn

Thông qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố quản lý, hàng nghìn hội viên phụ nữ đã được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập, giúp hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo.

Được ví như những cánh tay nối dài của Ngân hàng chính sách xã hội, các Tổ tiết kiệm và vay vốn đã phát huy tốt vai trò là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến các hội viên phụ nữ trên địa bàn thành phố.

Gia đình chị Bùi Thị Hường sinh sống tại xã Đan Phượng là một trong những hội viên thoát nghèo vươn lên trong phong trào phát triển kinh tế của huyện Đan Phượng. Trước đây, gia đình chị Hường chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên kinh tế gia đình rất khó khăn. Qua nhiều kỳ được tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là năm 2022, chị Hường được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đan Phượng cho vay 70 triệu đồng thông qua nguồn vốn uỷ thác của Ngân hàng chính sách xã hội.

Có vốn chị đầu tư mở rộng trang trại trồng nho hạ đen và rau sạch. Nhờ chăm chỉ, chịu khó và áp dụng kỹ thuật vào trồng trọt, trang trại của gia đình chị ngày càng phát triển và cho thu nhập ổn định.

Nhằm tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Minh Quang đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Vì giải ngân cho 9 tổ tiết kiệm và vay vốn với hơn 300 hộ vay, tổng số tiền là gần 21 tỷ đồng.

Nguồn vốn được các hội viên sử dụng để kinh doanh, buôn bán, chăn nuôi… phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6 hộ nghèo, hộ cận nghèo xuống còn 33 hộ.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội, nhiều hộ gia đình đã phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh.

Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố luôn phối hợp chặt chẽ với chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố làm tốt công tác ủy thác cho vay để các hội viên phụ nữ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế.

Đến 30/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ đang dư nợ trên 8.500 tỷ đồng và là đoàn thể có vốn dư nợ ngân hàng chính sách cao nhất. Từ nguồn vốn ưu đãi này đã giúp hội viên, phụ nữ có điều kiện phát triển sản xuất, nuôi trồng, buôn bán nhỏ, phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Việc phối hợp cho vay qua Tổ tiết kiệm và vay vốn giữa Ngân hàng chính sách xã hội và Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã giúp đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hội viên phụ nữ được tiếp cận vốn ưu đãi và dịch vụ tiện ích của ngân hàng. Thông qua đó, nguồn vốn đến tay người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiếp sức kịp thời cho nhiều hội viên phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tuyến quốc lộ 1A đoạn đi qua Ngọc Hồi - Văn Điển nhiều năm qua phải thi công dang dở do không có mặt bằng. Đến nay, với sự vào cuộc trách nhiệm của huyện Thanh Trì, vướng mắc đã được tháo gỡ.

Rất nhiều xe chở rác tập kết trên vỉa hè đường Võ Thị Sáu, đoạn trước cổng Công viên Tuổi trẻ thuộc phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng…

Người dân Thủ đô có thể sẽ thấy một diện mạo rất khác của sông Tô Lịch, vốn được biết đến với cái tên “dòng sông chết”, khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử nghiệm trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/12.

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, quận Thanh Xuân. Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự lễ khai mạc.

Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 06 Nguyễn Doãn Toản làm Trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình 06 tại thị xã Sơn Tây.

Sáng nay, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố năm 2024.