Nguy cơ chập cháy từ hệ thống điện xuống cấp

Tại các khu dân cư, nhà tập thể cũ nằm trong ngõ nhỏ, phố nhỏ ở Hà Nội, rất dễ dàng bắt gặp các đường dây điện chằng chịt, ngổn ngang, xuống cấp. Tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy nổ ,khiến người dân vô cùng lo lắng, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường như hiện nay.

Đây không phải lần đầu tiên dây điện trước cửa nhà anh Phạm Xuân Dũng - phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, có hiện tượng chập cháy. Nắng nóng cao điểm vào ban ngày, cộng thêm việc các con lại nghỉ hè nên nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng cao. Vậy nên, nhiều lúc những dây điện đã xuống cấp này chẳng thể nào tải đủ các thiết bị điện cho gia đình anh.

Anh Dũng cho biết: "Tình hình chập cháy đã xuất hiện rất nhiều lần rồi, các bốt điện thường xuyên bị quá tải, đặc biệt là vào buổi trưa".

Cháy, chập điện xảy ra do dây điện chằng chịt

Không chỉ tại các hộ gia đình, nhiều cơ sở cho thuê trọ cũng trong tình trạng bất an, lo sợ trong quá trình sử dụng các thiết bị điện hàng ngày. Nỗi lo chập cháy luôn thường trực trong tâm trí mỗi người dân sinh sống tại đây, nhất là khi thời tiết thất thường như hiện nay.

Anh Hoàng Huy Hiển - chủ một cơ sthuê trọ tại quận Hoàng Mai cho biết: “Đường dây điện xung quanh nhà tôi rất chằng chịt, tôi sẽ kiến nghị tổ dân phố và các cấp chính quyền sớm xử lý vấn đề này, tránh tình trạng chập cháy xảy ra".

Trung Tá Đỗ Tiến Đạo- Cảnh sát khu vực phường Đại Kim, quận Hoàng Mai cho biết: "Chúng tôi luôn tuyên truyền người dân trang bị các thiết bị phòng cháy chưac cháy, đặc biệt là đối với các phòng trọ nhỏ, khu phố nhỏ. Đặc biệt, chủ nhà cần phải trang bị thêm búa, rìu để khi xảy ra sự cố có thể tiếp cận và xử lý nhanh hơn".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến sáng 16/9, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt.

Khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa).

Tối 16/9, tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, xảy ra vụ sập cầu chui đang thi công thuộc dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Nằm trong vùng tâm bão đi qua, nhưng các nhà máy sản xuất công nghiệp trọng điểm trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh vẫn ổn định sản xuất trong và sau bão số 3.

Sau khi nước rút, nhiều người dân sống tại các khu vực ngập lụt do nước sông Hồng dâng cao, phải di dời, đã trở về và bắt tay vào dọn dẹp, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Trước những mất mát to lớn vì cơn bão số 3 gây ra, Đài Hà Nội kêu gọi cán bộ, nhân viên ủng hộ để cùng bà con các vùng bão lũ khắc phục hậu quả.