Nguy cơ mất an toàn ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Trong một tuyên bố trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi, thừa nhận khả năng xảy ra tai nạn hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vẫn hiện hữu, mặc dù đã chuyển tất cả các tổ máy điện sang chế độ tạm dừng hoạt động.

Theo ông Grossi, thế giới đang cận kề một vụ tai nạn hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và nguy cơ xảy ra sự cố như vậy phải được giảm thiểu bằng tất cả khả năng có thể.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, được xây dựng từ năm 1984 đến năm 1995, là một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ 9 trên thế giới. Nhà máy nằm ở bờ Nam sông Dnipro, nơi quân đội Nga kiểm soát từ những ngày đầu cuộc xung đột với Ukraine. Mặc dù nhà máy này có thiết kế khác so với nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và được bảo vệ khỏi hỏa hoạn, song, các chuyên gia an toàn hạt nhân và IAEA nhiều lần cảnh báo giao tranh trong và xung quanh các cơ sở hạt nhân như vậy tiềm ẩn những rủi ro cực kỳ nghiêm trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội đồng quản trị của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) với 35 thành viên đã thông qua một nghị quyết buộc Iran hợp tác hơn trong các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.

Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban ngày 22/11 cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm đất nước mình và sẽ đảm bảo rằng lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Thủ tướng Israel sẽ "không được thực hiện".

Ngày 21/11, Chính phủ Australia đã đệ trình một dự luật lên Quốc hội nhằm cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và đề xuất mức phạt lên tới 32 triệu USD đối với các nền tảng mạng xã hội vi phạm hệ thống.

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.

Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.