Nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại cổng trường học

Trong thời gian vừa qua những vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các trường học lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiểm họa từ những thực phẩm được bày bán tại cổng trường học.

Không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ thậm chí nhiều món đồ đã hết hạn sử dụng nhưng các thực khách nhí thì không để tâm.

Không chỉ các mặt hàng đóng gói sẵn, những xiên đồ ăn chiên với giá siêu rẻ chỉ từ 2-8 nghìn đồng đã thu hút nhiều em học sinh sau giờ tan trường. Việc chế biến chiên rán được thực hiện đơn giản, ngay cạnh đường đi mà không cần che chắn.

Trước đó 17 học sinh tại trường Tiểu học TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã nhập viện sau khi uống trà sữa mua cạnh trường học. Những món ăn vặt phong phú giá rẻ với các hương vị ngon ngọt không khó để thu hút học sinh.

Em Nguyễn Thị Mai Phương - Lớp 9B, Trường THCS Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk cho biết: “Cửa hàng gần đây em qua đó mua ăn chung với các bạn, tiền thì một tuần bố mẹ cho 5.000-10.000 đồng đi mua ăn quà vặt. Tụi em cũng chỉ thấy ngon thì mua chứ cũng không quan tâm, ngon là ăn trước đã”

Đồ ăn không rõ nguồn gốc, không nhãn mác quanh khu vực trường học luôn là vấn đề nhức nhối tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Tuy nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp cảnh bảo nhắc nhở, thế nhưng tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến.

Cô Lưu Thị Lan - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hòa Khánh, xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk cho biết: “Không can thiệp được, đó là mưu sinh của người dân nhà trường phản ánh lên các cấp để chính quyền can thiệp. Họ cũng can thiệp đến nhắc nhở nhưng không thể kiểm soát được. Bên vệ sinh an toàn thực phẩm nên có những đoàn thành lập xuống các trường học kiểm soát nhắc nhở và có biện pháp với những gian hàng ngoài nhà trường”.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Quán triệt học sinh tuyệt đối không mua hàng ở bên ngoài vào nhà trường ăn tuyệt đối không ăn vặt và ăn sáng tại nhà. Phòng Giáo dục chỉ có việc giáo dục và tuyên truyền học sinh chứ không có các chức năng khác. Nhân đây cũng mong rằng các ban ngành phối hợp đồng hành để tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Những thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được bảo quản chế biến theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ dễ gây ra các nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn đường phố rất dễ nhiễm các vi sinh vật do môi trường khói bụi. Đối với thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không được bảo quản chế biến cẩn thận theo quy định dễ bị nhiễm khuẩn, ôi thiu, vi khuẩn E.coli có thể xâm nhập vào thức ăn, gây ngộ độc, tiêu chảy cho người dùng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay từ đầu năm học, Đội Thanh tra GTVT quận Bắc Từ Liêm đã phối hợp với nhà trường kiểm tra các điều kiện an toàn, điều kiện kinh doanh vận tải, đặc biệt là việc giám sát quá trình đưa đón học sinh trong thời gian phục vụ.

Sau 3 năm án binh bất động, đến thời điểm hiện tại, các đơn vị thi công, giám sát đã bắt đầu thi công trở lại. Đội phá dỡ của nhà thầu đang thực hiện giải phóng mặt bằng thuộc phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây.

Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của sở sẽ chuyển đến số 2 Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Trong Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ vừa được Bộ Công an công bố, mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất cơ chế giá điện hai thành phần. Về lộ trình áp dụng cơ chế giá mới, đơn vị tư vấn đề nghị áp dụng theo giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức.

Theo tìm hiểu của phóng viên Đài Hà Nội, sự cố sập nhà trên đường Quang Trung (phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây) đã được lường trước và đã di chuyển người và tài sản.