Nguy cơ mất ATGT tại bến khách ngang sông

Đến thời điểm này, lũ đã rút, mực nước sông Hồng trở về ngưỡng bình thường. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mùa mưa bão, những nguy cơ tiềm ẩn về mất ATGT trên sông Hồng thì vẫn còn đó.

Hành khách ngay khi lên phà là phải mặc áo phao. Đây là yêu cầu của chủ phương tiện nhằm chấp hành đúng quy định của luật giao thông đường thủy nội địa; đồng thời, cũng để đảm bảo lộ trình qua sông an toàn. Nhiều người quá giang thụ động chấp hành, bởi với họ, đó là do đang trong mùa mưa bão, lũ lụt mà thôi. “Đang lũ lụt thì mình phải bảo vệ thân mình trước. Mỗi ngày hai lượt đi về thì phải mặc áo phao cho an toàn”, bà Văn Thị Sơn (xã Tân Châu,  huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) bày tỏ.

Dù mặc áo phao khi qua sông với lý do gì thì những trường hợp chấp hành như bà Sơn là rất hiếm hoi; còn thông thường, áo phao trên phà sẽ bị bỏ không.

Huyện Thường tín có 9 bến khách ngang sông Hồng kết nối phía bên kia là tỉnh Hưng Yên. Mỗi ngày, vẫn có hàng nghìn lượt người và phương tiện qua sông. Song, điều dễ thấy, quy định mặc áo phao với hành khách, nhân viên lái phà khi sang sông dường như bị quên lãng. Dù cho phương tiện nào cũng đã trang bị đầy đủ áo phao và đều bố trí ở những vị trí dễ thấy, dễ lấy. Đáng nói, ngay cả nhân viên quản lý, vận hành bến và lái phà cũng thờ ơ, bỏ qua các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Còn chủ bến thì lại cho rằng, đó là lỗi của hành khách.

Ông Nguyễn Tùng Lâm, quản lý bến khách ngang sông Đại Lộ - Vạn Phúc (xã Ninh Sở, huyện Thường Tín) cho biết: “Thực sự có những trường hợp người dân thiếu ý thức, chỉ mặc áo phao khi mới lên phà, rồi sao đó lại cởi ra".

Rất nhiều người không chấp hành quy định mặc áo phao trên phà khi sang sông.
Rất nhiều người không chấp hành quy định mặc áo phao trên phà khi sang sông.

Nước lũ đã rút trên sông Hồng, nhưng dòng chảy xiết vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn với người và phương tiện qua sông. Do vậy, mỗi người dân, người điều khiển phương tiện, doanh nghiệp vận tải cần tuân thủ và chấp hành nghiêm quy định luật giao thông đường thủy nội địa khi lưu thông thông trên sông Hồng; đồng thời, lực lượng chức năng, cơ quan quản lý cũng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, tuyên truyền và xử phạt với các hành vi cố tình không chấp hành.

Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Sở cho biết, để đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại khi xảy ra sự cố đường thủy, địa phương cũng liên tục kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị chủ bến tàu, bến phà; đồng thời, phối hợp với Đội CSGT đường thủy, Hạt quản lý đê điều để giám sát và đặc biệt nhắc nhở chủ bến, hành khách khi qua sông chấp hành nghiêm các quy định luật giao thông đường thủy nội địa. Qua nhắc nhở của chính quyền địa phương, đơn vị kinh doanh vận tải đã yêu cầu hành khách mặc áo phao, song việc làm này cần duy trì thường xuyên, liên tục, với mỗi chuyến, mỗi lượt khách qua sông thay vì đối phó mỗi khi có lực lượng chức năng xuống kiểm tra, nhắc nhở.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước thành tích của Công an TP. Hà Nội chủ trì triệt phá nhóm tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia, ngày 20/11, Bộ trưởng Lương Tam Quang đã gửi thư khen Công an TP Hà Nội.

Thời gian qua, mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo rất nhiều nhưng tình trạng lừa đảo qua mạng vẫn liên tiếp xảy ra. Đáng chú ý, “con mồi” mà các đối tượng hướng đến thường là những người lớn tuổi.

Lực lượng Cảnh sát hình sự Công an quận Đống Đa vừa bóc gỡ đường dây chuyên làm giả "thẻ ngành" công an, quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ngày 20/11 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vũ Huy Nguyên (SN 1989), trú tại xã Tân Khánh (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) để điều tra về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Công an huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, trên tuyến đường lên Vườn Quốc gia Ba Vì xảy ra tình trạng một số nhóm du khách là thanh, thiếu niên, học sinh vi phạm luật giao thông, điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, bốc đầu, không đội mũ bảo hiểm, đi quá tốc độ.

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; nhiều trận dông lốc, động đất và gió mạnh, sóng lớn trên biển làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.