Nguy cơ sạt lở ở nhiều nơi do áp thấp nhiệt đới
Ngày 15/7 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp với các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai và đưa ra nhận định diễn biến của áp thấp nhiệt đới và bàn giải pháp ứng phó mưa lớn diện rộng trong vài ngày tới.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng 15/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên vùng biển phía Tây Tây Nam của quần đảo Hoàng Sa.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc.
Dự báo sáng 16/7, áp thấp nhiệt đới giữ nguyên hướng di chuyển với tốc độ khoảng 15 km/giờ.
Cơ quan Khí tượng thủy văn dự báo áp thấp nhiệt đới có thể suy yếu trước khi vào đất liền. Tuy nhiên, vùng áp thấp sau đó vẫn gây mưa lớn diện rộng từ Tây Nguyên, Trung Bộ đến cả khu vực Bắc Bộ từ ngày 15 đến 18/7, có nơi lượng mưa lên tới 250 mm. Đặc biệt, cảnh báo nguy cơ sạt lở ở nhiều vùng núi, bao gồm cả Hà Giang và các tỉnh Tây Bắc Bộ.
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho hay: “Với tình hình hiện tại thì nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất khả năng cao xảy ra ở hai khu vực chính là phía Nam Tây Nguyên và các tỉnh vùng núi Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị và cả vùng núi Bắc Bộ. Bắc Bộ sẽ mưa áp thấp nhiệt đới trong đó có khu vực Hà Giang và mở rộng nguy cơ sang phía Tây Lào Cai, Yên Bái”.
Để ứng phó với tiết xấu trên biển và mưa lớn diện rộng do áp thấp nhiệt đới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương ven biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; quản lý các phương tiện ra khơi, hướng dẫn chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; đề phòng dông lốc cục bộ.
Trên đất liền, các địa phương cần tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.
Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.
Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
0