Nguy hiểm chờ xe buýt ở các trục quốc lộ

Với hệ thống hơn 153 tuyến, xe buýt đã phủ khắp các khu vực nông thôn, ngoại thành Hà Nội, được nhiều người dân chọn lựa làm phương tiện đi lại hàng ngày. Tuy nhiên, hệ thống điểm dừng, nhà chờ xe buýt tại các khu vực này vẫn đang tiềm ẩn nhiều bất cập khiến người dân chưa thực sự yên tâm. Trong đó đáng kể nhất là việc bố trí điểm dừng ở các khu vực hành lang đường sắt hoặc khu vực đường quốc lộ.

Chị Nguyễn Thị Huệ vừa xuất viện, song đã phải đứng hai tiếng dưới cái nắng của thời tiết giao mùa ở điểm chờ xe buýt tại km14 quốc lộ 1A địa phận huyện Thanh Trì. Không chỉ là nắng gió, chị cảm thấy mệt mỏi vì liên tục phải hứng những làn bụi cuốn theo mỗi khi các xe tải, xe khách chạy qua.

Không riêng gì chị Huệ mà nhiều người đều rất sợ hãi khi đứng chờ xe buýt bên đường quốc lộ như thế này. Từ 5-7 năm về trước, điểm dừng xe buýt này vẫn ở đây  và nó vẫn là nỗi khiếp sợ đối với nhiều khách đi xe. Đằng sau lưng là hành lang đường sắt, trước mặt là lề đường với liên tục các xe tải trọng lớn phóng qua.

Theo ghi nhận thực tế, trên nhiều tuyến đường khu vực ngoại thành Hà Nội, các điểm dừng, nhà chờ xe buýt buộc phải đặt ở những vị trí sát với luồng phương tiện lưu thông, vừa bụi bặm, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn. Đơn cử như trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn đi qua các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, do không có vỉa hè, lại có tuyến đường sắt chạy song song nên hàng loạt điểm dừng buộc phải cắm bên trong hàng rào hành lang đường sắt, còn hành khách phải đứng ngoài hàng rào, ngay trên lòng đường để chờ xe buýt.

Trên nhiều tuyến đường khu vực ngoại thành Hà Nội, các điểm dừng, nhà chờ xe buýt buộc phải đặt ở những vị trí sát với luồng phương tiện lưu thông

Trên một số tuyến đường khác cũng có lưu lượng giao thông qua lại lớn như Quốc lộ 21B, Quốc lộ 6, quốc lộ 5… các điểm dừng xe buýt được cắm ngay sát mép đường do không có vỉa hè. Tình trạng trên đã khiến hành khách đứng đợi xe buýt phải đối mặt với phía trước là dòng phương tiện giao thông ô tô, xe máy qua lại đông đúc khiến họ luôn nơm nớp lo sợ. Chưa kể việc thiếu nhà chờ xe buýt khiến hành khách phải chấp nhận đối mặt với nắng, mưa mỗi khi muốn sử dụng loại hình phương tiện giao thông công cộng này.

Trên thực tế, từ gần chục năm trước Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã cho lắp đặt thí điểm tại khu vực ven hành lang đường sắt một số nhà chờ nhỏ, gọn đáp ứng được nhu cầu cho người dân khu vực ngồi chờ. Tuy nhiên, do không phối hợp được với ngành đường sắt nên cho đến nay, những nhà chờ thí điểm vẫn chỉ là thí điểm và không biết đến bao giờ người dân ở khu vực vùng xa trung tâm mới có được nơi an toàn, che mưa , che nắng khi đứng chờ xe buýt. Khu vực ngoại thành hiện là nơi có số lượng người dân đi xe buýt ngày càng nhiều, vì vậy việc nghiên cứu và bố trí các nhà chờ xe buýt hợp lý cần sớm được tính đến.

Việc nghiên cứu và bố trí các nhà chờ xe buýt hợp lý vẫn đang là "bài toán khó"

Đây chính là những vấn đề tồn tại trong suốt hàng chục năm qua của việc bố trí hạ tầng xe buýt. Đến nay, sau khi hệ thống xe buýt đã đa dạng hơn, phủ sóng rộng hơn thì nó vẫn chưa được cải thiện. Để tạo thuận lợi cho hành khách đi xe buýt trong lúc chờ, đón xe, người dân mong muốn các cơ quan chức năng cải thiện quản lý hạ tầng bằng cách rà soát, bố trí hợp lý các điểm dừng đỗ hiện có. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng các nhà chờ xe buýt có mái che ở những khu vực tập trung đông người sử dụng loại phương tiện này tại một số khu vực ngoại thành sao cho dễ tiếp cận, an toàn để giúp người dân có thêm sự thuận tiện, an toàn hơn khi sử dụng loại hình vận tải công cộng này..

Việc ngày nào cũng phải chờ xe buýt tới cả tiếng đồng hồ dưới nắng, nóng và mưa rét thậm chí là nguy hiểm vẫn đang tình trạng khó khăn, vất vả cho nhiều người dân. Chính những bất cập này đang làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của xe buýt Thủ đô. Nhu cầu đi xe buýt của người dân ngoại thành ngày càng cao. Do đó, để giảm tải phương tiện cá nhân vào nội đô thì cũng cần có những chính sách ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng xe buýt những khu vực này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 23/12, Báo Công Thương tổ chức diễn đàn “Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển”.

Nền tảng du lịch trực tuyến Agoda cho biết, Việt Nam đang trở thành địa điểm đón giao thừa Tết Dương lịch 2025 được nhiều du khách quốc tế yêu thích. Lượng tìm kiếm chỗ ở tại Việt Nam của khách quốc tế vào thời điểm này đã tăng 30% cho với năm trước.

Hơn 3.800 chiếc nón lá Việt Nam được tạo thành một cây thông Noel cao gần 40m tại Nhà thờ giáo xứ Hà Phát (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai). Cây thông có kết cấu 4 tầng, tầng rộng nhất có đường kính khoảng 15m, được thắp sáng vào buổi tối. Cây đã trở thành điểm thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan.

Tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, tối 22/12, UBND tỉnh Điện Biên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã long trọng tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024.

Năm 2025 sẽ giữ nguyên mức tiền lương như năm 2024. Lương viên chức vẫn được tính theo mức lương cơ sở x hệ số lương.

Sáng sớm 23/12, nhiệt độ tại đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai xuống -1 độ C, khiến băng giá tiếp tục xuất hiện tại nơi đây.