Nguy hiểm khi sang đường tùy tiện

Đi bộ qua đường không đúng quy định đã và đang là thói quen của nhiều người. Hành vi này không những gây cản trở giao thông mà còn là nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn.

Việc băng qua đường tùy tiện theo kiểu “mạnh ai nấy đi” đã trở thành một thói quen của đại bộ phận người dân, đặc biệt là cư dân tại các đô thị. Đã có nhiều cây cầu vượt bộ hành ở những đại lộ, xa lộ, trước cổng các bệnh viện, trường học… được xây dựng, nhưng phần lớn người dân tùy tiện băng ngang qua đường giữa dòng xe đông đúc, đối mặt “tử thần”.

Tiện thì đi, thích là băng cắt qua đường… là những hình ảnh thường thấy trên các đường phố. Những nút ấn điều khiển dành cho người đi bộ qua đường dường như bị bỏ quên, người dân qua đường không mấy mặn mà sử dụng. Nhiều người không tuân thủ đi đúng vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, mà không sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn cho chính bản thân và những người đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có khoảng 70 cầu bộ hành ở các nút giao cắt và khu vực gần bệnh viện, trường học, nơi có mật độ giao thông cao nhằm bảo đảm an toàn cho người đi bộ. Bên cạnh đó là hàng chục hầm đi bộ với chi phí xây dựng lên đến hàng trăm tỷ đồng đã hoàn thành, thế nhưng, hầu hết các hầm đi bộ rất vắng vẻ, ít người qua lại, thậm chí bị bỏ không, gây lãng phí.

Đi bộ qua đường không đúng quy định đã và đang là thói quen của nhiều người.

Thiếu tá Trần Quốc Thịnh, Đội Cảnh sát Giao thông trật tự - Công an quận Hà Đông cho rằng, theo quy định tại Nghị định Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và Nghị định số 123/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định 100, mức phạt đối với hành vi vi phạm khi sang đường là 80.000 đồng và với mức phạt này là chưa đủ sức răn đe.

Không chỉ dừng lại ở phạt tiền, Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người đi bộ nếu gây tai nạn với hậu quả nghiêm trọng: như làm chết người và thiệt hại về tài sản trên 1 tỷ đồng thì bị phạt tù từ 7 đến 15 năm. Việc tăng chế tài xử phạt đối với người đi bộ vi phạm Luật Giao thông, đặc biệt là hành vi băng qua đường một cách tùy tiện là điều rất cần thiết và kịp thời để ngăn chặn hành vi vi phạm. Với tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, mỗi người dân cần có ý thức tự giác chấp hành nghiêm Luật Giao thông, góp phần kéo giảm con số 26% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ tại Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trên mạng xã hội, rất nhiều người dùng Internet chia sẻ thông tin về việc Viettel Telecom sẽ cung cấp sóng di động miễn phí cho những người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Đại diện nhà mạng Viettel Telecom khẳng định thông tin trên là tin giả.

Khoảng 3h30 phút sáng 11/9, trên tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14 đoạn qua xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo), xe ô tô khách đang lưu thông bất ngờ gặp nạn khiến bốn người chết và nhiều người thương vong.

Công an thành phố Hà Nội đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Duy Phương (sinh năm 1983 ở xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) để điều tra về hành vi giết người trong bão số 3.

Do ảnh hưởng của lũ sau cơn bão số 3, Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND phường Phúc La và nút giao Phúc La - Cầu Bươu, quận Hà Đông.

Vào khoảng 22 giờ 40 phút ngày 6/9/2024, qua công tác tuần tra, kiểm soát phòng chống bão lũ và nắm tình hình địa bàn, Công an huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và bắt giữ 5 đối tượng đang cùng nhau sử dụng ma túy trong Gara ô tô Văn Tần.

Công an thành phố Cẩm Phả cho biết vừa lập hồ sơ xử lý người đăng tải sai sự thật trên mạng xã hội Facebook về thiệt hại do cơn bão số 3.