Nguy hiểm khi trẻ ở trong xe kín dưới trời nắng nóng
Trong vòng 1 giờ, nhiệt độ chiếc xe hơi để ở khu vực chiếu nắng có thể lên tới 47 độ C, khu vực bảng điều kiển của xe thậm chí có thể lên tới trung bình 69 độ C, phần tay lái có thể đạt tới 53 độ C, phần ghế ngồi trung bình 51 độ C. Với nhiệt độ như vậy, bất cứ ai ngồi trên xe cũng có thể bị say nắng, thậm chí dẫn tới tử vong. Khó có thể nói chính xác trong bao lâu thì những tình trạng này sẽ xảy ra vì còn phụ thuộc vào tuổi tác, cân nặng và tình trạng cơ thể của người đó, nhưng hầu hết các trường hợp xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đạt 40 độ C.
Riêng trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và có nguу cơ mắc bệnh liên quan tới nhiệt độ cao hơn người lớn vì cơ thể trẻ tạo ra nhiệt nhiều hơn so với kích thước cơ thể. Ngoài ra, khả năng làm mát qua mồ hôi của trẻ không được phát triển như người lớn. Vì vậу, một đứa trẻ nếu bị bỏ lại trên ô tô quá nóng chỉ vài phút thôi cũng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Để minh họa mức độ trẻ em dễ bị tổn thương, trang Omni Calculator, có trụ sở tại Mỹ đã phân tích những gì xảy ra khi trẻ em bị bỏ lại trên ô tô.
Khi trẻ ở trong xe với nhiệt độ ngoài trời là 24 độ:
Trong vòng 40 phút, trẻ sẽ ra mồ hôi, khát nước và có nguу cơ bị hạ thân nhiệt.
Sau 60 phút, trẻ đổ mồ hôi nhiều, đỏ bừng mặt, nhịp tim tăng nhanh và trẻ có thể bị động kinh, co giật.
Sau 90 phút, trẻ có thể bị đe dọa đến tính mạng và bao gồm ngất xỉu, mất nước, suy nhược, nôn mửa và khó thở.
Sau 160 phút, trẻ bị đau đầu dữ dội, chóng mặt, nhầm lẫn, ảo giác và mê sảng.
Không chỉ thế, khi ở trong xe lâu, trẻ có thể bị ngộ độc carbon monoxide (CO). Nồng độ CO trong xe tăng làm giảm lượng Oxi đi vào máu, khiến cơ thể bị sốc hoặc có thể đột ngột tử vong.
Bên cạnh yếu tố sinh học của cơ thể còn một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến trẻ đó là tâm lý. Do ở trong xe một mình nên trẻ dễ bị hoảng loạn, khi đó việc tiêu thụ năng lượng sẽ tăng lên. Nguy cơ tử vong có thể xảy ra dựa trên cơ chế toát mồ hôi, sau đó đến cạn nước, hạ huyết áp, tim ngừng đập nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ ở trên xe trong khoảng thời gian dài sẽ đói dẫn đến sức lực cháu bé bị suy kiệt.
Không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều sự việc đau lòng khi bỏ quên trẻ trên xe ô tô. Riêng tại Mỹ, tính từ năm 1990 đến nay, đã có hơn 900 trẻ em thiệt mạng vì nguyên nhân này.
Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 14/01/2025 đến hết ngày 12/02/2025, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu triển khai phương án khai thác bay đêm từ 0 - 24 giờ hàng ngày (giờ địa phương) tại các Cảng hàng không Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Tuy Hòa.
Với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn,” tối 17/11, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính. Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trần Hồng Hà tham dự.
Công tác quản lý đô thị tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã có nhiều chuyển biến, một phần nhờ sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng chức năng trong việc triển khai nhiều giải pháp hữu ích, sáng tạo.
Siêu bão Man-yi ngày hôm nay (18/11) sẽ đi vào Biển Đông với cường độ cấp 12, giật cấp 15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc ứng phó với bão Man-yi.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khoẻ của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, vừa được nhận giải thưởng Ramon Magsaysay (được xem là giải thưởng Nobel châu Á).
0