Nguy hiểm lan can gẫy đổ tại nhiều con sông

Hà Nội là thành phố có khá nhiều con sông chảy trong lòng đô thị. Để đảm bảo an toàn, các tuyến sông như: Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét đều được lắp đặt lan can sắt để đảm bảo cảnh quan và an toàn cho người dân. Thế nhưng, sau nhiều năm dãi nắng, dầm mưa và không được tu sửa, bảo trì kịp thời nên rất nhiều đoạn lan can đã bị gỉ sét, gẫy đổ gây mất an toàn cho người dân và làm xấu đi cảnh quan đô thị.

Rất nhiều đoạn lan can bảo vệ đã không còn, đó là thực trạng tại tuyến sông Kim Ngưu thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng. Một số đoạn được người dân trên địa bàn căng tạm dây để cảnh báo, song nguy cơ mất an toàn cho người dân qua lại là rất rõ ràng, nhất là với người già và trẻ nhỏ.

Chị Trần Hà Giang - quận Hoàng Mai cho biết, chị thấy khá nguy hiểm cho người đi bộ khi đi qua đây, chẳng may va đập vào đâu hoặc ai va đập vào sẽ dễ ngã xuống sông.

Lan can gỉ sét, đổ gẫy tại nhiều con sông

Ông Nguyễn Văn Thành – quận Hai Bà Trưng chia sẻ: chúng tôi đi tập thể dục qua đây mỗi tối, nếu không cẩn thận dễ ngã xuống sông. Trẻ con thì hiếu động đi qua những đoạn lan can hỏng này rất dễ ngã, không những thế còn về thẩm mĩ nữa...

Xuống cấp, hoen gỉ, gẫy đổ nhiều đoạn lan can cũng là tình trạng chung của các con sông như: Tô Lịch, sông Sét và sông Lừ. Vậy mà, đã nhiều năm qua không được đơn vị chức năng nào tu sửa nên những lan can này ngày càng xuống cấp trầm trọng, tạo thêm sự nhếc nhác ở những con sông chảy trong nội đô. Nhiều ý kiến cho rằng, nên nghiên cứu thay thế các lan can này bằng vật liệu có độ bền cao để hạn chế sự xuống cấp, hư hỏng.

Ông Nguyễn Thành Hiếu – quận Hai Bà Trưng cho biết: nếu nghĩ đến chuyện lâu dài, nên làm lan can bằng inox sẽ lâu bền, ít nhất phải được 10 - 15 năm, không vài năm lại hỏng, sơn không lại. Thỉnh thoảng lắm thấy người ta đi sơn, nhưng không lại được với mưa nắng và những lan can này gãy liên tục không được sửa chữa.

Rất mong, vấn đề lan can hư hỏng, gỉ sét ở các con sông này sẽ sớm được cơ quan chức năng và chính quyền các quận quan tâm tu sửa, chỉnh trang lại nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và mỹ quan đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh và ảnh ra đa thời tiết cho thấy, vùng mây đối lưu đang tồn tại và phát triển gây mưa rào và dông cho khu vực tỉnh Bắc Ninh.

Sáng nay 16/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã tới thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân và học sinh các xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.

Ngay sau khi nước rút, Hội người cao tuổi huyện Sóc Sơn, Hà Nội, phối hợp với 8 doanh nghiệp trên địa bàn thăm hỏi, trao quà hỗ trợ các gia đình khó khăn.

Hội thi “Dân vận khéo” năm 2024 là hoạt động trọng điểm của ngành Dân vận Thủ đô, thiết thực chào mừng các ngày kỷ niệm của ngành Dân vận và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Công tác chuẩn bị cho vòng chung khảo hội thi đang được các địa phương, đơn vị tích cực chuẩn bị.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Hà Nội cho biết, đến cuối ngày 14/9, các quận, huyện thị xã đã tổ chức di dời hơn 75.000 người đến nơi an toàn. Trong đó, có khoảng 44.000 người đã quay trở về nơi ở cũ, tập trung tại các địa bàn các quận: Tây Hồ, Thanh Trì, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm.

Do bị ngập sâu, nước rút rất chậm nên nhiều gia đình trên địa bàn xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ phải sơ tán đến nơi an toàn. Hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống là việc làm cần thiết ngay trong lúc này.