Nhà cổ 87 Mã Mây, ký ức không quên của người Hà Nội
Ngôi nhà được làm khoảng cuối thế kỷ XIX, tổng diện tích đất 157,6 m2, với chiều dài là 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m. Ngôi nhà được đầu tư tôn tạo từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999; như một dấu ấn lịch sử của Hà Nội 36 phố phường.
Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng gỗ cho đến những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng. Ngày 16/2/2004, ngôi nhà số 87 Mã Mây được cấp bằng Di sản cấp quốc gia.
Lớp nhà ngoài, lớp nhà thứ nhất, có hai tầng. Như tất cả các ngôi nhà ống nơi phố cổ, tầng một dành riêng cho việc buôn bán. Khuất sau khu vực "công cộng", chiếc cầu thang bóng nước thời gian dẫn lên tầng hai, nơi tiếp khách và thờ cúng.
Lớp nhà thứ hai, lớp nhà trong, cũng có hai tầng: tầng một dùng cất giữ hàng hóa và dành cho người giúp việc, tầng hai là phòng ngủ của chủ nhà. Người xưa không còn, nhưng ngôi nhà vẫn trung thành lưu giữ những kỷ niệm đẹp, những dấu ấn khó mờ phai…
Những con tiện bằng gỗ trang trí cho mặt tiền của ngôi nhà, cho diềm mái, cho tấm cửa lùa, cho lan can cầu thang… Bàn thờ tổ tiên với hoành phi câu đối bằng gỗ lim, bộ bàn ghế, sập gụ, tủ chè, trên tường treo tranh tứ quý khắc gỗ…
Lớp nhà trong cùng là khu phụ, chỉ có nhà kho và nhà vệ sinh. Một sự sắp đặt tiết kiệm diện tích nhưng cũng vô cùng tiện lợi.
Dưới mái ngói rêu phong, bên bức tường cổ kính, những cảnh trí sinh hoạt xưa như vẫn thấp thoáng ẩn hiện với chiếc vại sành, chiếc nồi đất, rổ tre con con... Tất cả đều thấm đẫm nét tinh tế, thi vị mà cổ kính.
Những ngôi nhà cổ mang nét văn hóa rất đặc trưng và quý giá, ẩn chứa các giá trị cuộc sống và con người nơi đây trong một giai đoạn lịch sử quan trọng, thể hiện sự giao thoa văn hóa Ðông - Tây. Hiện còn rất nhiều ngôi nhà cổ còn tồn tại cho tới ngày nay tại Hà Nội.
Tuy nhiên, căn nhà cổ ở số 87 phố Mã Mây vẫn là ngôi nhà có kiến trúc đặc biệt, được bảo tồn, là một phần ký ức không thể quên của người dân Hà Thành. Ngày xưa căn nhà này thuộc sở hữu của tư nhân và đã trải qua một vài đời chủ. Cùng với sự bảo trợ của Hội đồng thành phố Toulouse (Pháp), căn nhà đã được Ban Quản lý Phố Cổ tiến hành bảo tồn từ năm 1999. Qua đó, giúp du khách và các thế hệ hôm nay có thể hình dung về cuộc sống, nếp sinh hoạt xưa, cách bài trí ngôi nhà của cư dân nơi phố cổ Hà Nội.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0