Nhà giáo đi B xúc động ngày gặp lại

Sáng 11/11, tại TP. HCM đã diễn ra buổi gặp mặt nhà giáo đi B và nhà giáo nội đô nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giờ đây, các thầy các cô đã ngoài 80 nhưng tinh thần thì vẫn vẹn nguyên như khi ‘xếp bút nghiên, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’.

Tại buổi họp mặt, các nhà giáo nội đô, đi B ôn lại những trang sử hào hùng một thời mình đã xông pha lên đường chiến đấu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Thời chống Mỹ cứu nước, có rất nhiều nhà giáo nội đô yêu nước, tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch. Lực lượng này hằng ngày đứng trên bục giảng, xung quanh là tai mắt của địch nhưng dám dùng lời nói, cây bút của mình giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh, sinh viên, nhân dân. Giáo viên nội đô còn là cán bộ cách mạng tuyên truyền cho quần chúng nội thành giác ngộ cách mạng, xây dựng lực lượng cách mạng tại chỗ, làm công tác vận động tài chính cho cách mạng có hiệu quả, đóng góp một phần công sức trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, thống nhất non sông.

Ngoài ra còn có lực lượng thầy cô giáo vượt Trường Sơn, chi viện cho miền Nam. Từ năm 1961 đến cuối năm 1973 đã có 10 chuyến đi B của gần 3.000 thầy cô giáo như vậy, từ trường phổ thông, giảng đường đại học ở Hà Nội và các tỉnh, thành miền Bắc. Các thầy cô này hàng ngày dạy chữ, giặc đến càn quét thì cầm súng bảo vệ căn cứ, bảo vệ cơ quan, trường học.

Chiến tranh đã lùi xa, các thầy cô giờ đã nghỉ hưu, vui vầy bên con cháu nhưng vẫn luôn khắc khoải với sự nghiệp trồng người

Cô Triệu Việt Thu, nhà giáo nội đô chia sẻ: "Tôi muốn nhắn nhủ với các cháu thanh niên bây giờ là cần phải tìm hiểu, hiểu biết lịch sử để biết được ông cha ta đã đấu tranh như thế nào? Giành được độc lập như thế nào…".

Cô Trần Thị Vinh, nhà giáo đi B bày tỏ: "Hôm nay tôi cảm thấy rất xúc động vì giờ đây đất nước đã được hòa bình. Cũng mong các thế hệ sau này tiếp bước cha ông cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng tương lai".

Cuối buổi gặp mặt, các thầy cô bịn rịn không muốn rời xa. Ai cũng không giấu được vẻ tự hào vì đã cống hiến một thời tuổi trẻ cho bình yên thành phố hôm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội đang phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế. Trong thời gian qua, việc phân cấp phân quyền đã được đẩy mạnh, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Số trường không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ từ mùa tuyển sinh năm 2025 tiếp tục tăng. Ngoài các trường đại học top đầu như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội..., còn có các trường đại học top giữa và các trường đại học địa phương, như Đại học Nha Trang.

Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam.

Sáng 12/11, Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD-ĐT thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Chương trình có sự tham gia của 3.500 đại biểu đại diện các trường mầm non, phổ thông và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài Hà Nội, đồng thời, kết nối trực tuyến với các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố, trên các nền tảng ứng dụng số và mạng xã hội.

Sáng 11/11, tại TP. HCM đã diễn ra buổi gặp mặt nhà giáo đi B và nhà giáo nội đô nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giờ đây, các thầy các cô đã ngoài 80 nhưng tinh thần thì vẫn vẹn nguyên như khi ‘xếp bút nghiên, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’.