Nhà giáo Minh Nguyệt với sự nghiệp trồng người
Năm học 2019 – 2020, nhà giáo Lê Minh Nguyệt được phân công về nhận chức vụ hiệu trưởng tại trường THCS chất lượng cao Lê Lợi – một trong ba ngôi trường đầu tiên của Hà Nội chuyển đổi sang mô hình công lập tự chủ chất lượng cao.
Chỉ trong hơn năm năm, diện mạo trường THCS chất lượng cao Lê Lợi đã thay đổi, từ hệ thống cây xanh trước cổng trường, quanh sân trường, đến các hành lang, lan can, phòng học... Tất cả đã tạo ra một không gian xanh, tạo sự hài hòa, gần gũi với thiên nhiên.
Nhà giáo Lê Minh Nguyệt không ngần ngại đầu tư vào các phòng chức năng như: phòng âm nhạc, phòng tin học, phòng vật lí, hóa học, stem…với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác dạy học, thực hành, thí nghiệm.
Từ đây, trường THCS chất lượng cao Lê Lợi trở thành nơi tổ chức các ngày hội khoa học kỹ thuật cho quận Hà Đông và trở thành điểm cho các chương trình giáo dục của quận, thành phố và cả nước.
Mỗi năm, cô Lê Minh Nguyệt đều có những sáng kiến đạt sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố và được áp dụng thực tế trong trường, được các trường khác trong quận, trong thành phố học tập.
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhà giáo Minh Nguyệt đã có hơn 32 năm gắn bó với ngành giáo dục. Cô luôn tâm niệm giáo dục có tính chất quyết định hình thành giá trị con người. Nhà giáo Minh Nguyệt đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội và giáo dục truyền thống cho học sinh. Tủ sách thư viện trường THCS chất lượng cao Lê Lợi luôn được bổ sung những đầu sách hay viết về Hà Nội, về con người và văn hóa Hà Nội để học sinh, giáo viên trong trường bất kỳ lúc nào cũng có thể tìm kiếm thông tin.
Nhà giáo Lê Minh Nguyệt cũng thường mở các chuyên đề hoặc những giờ sinh hoạt dưới cờ, những buổi giao lưu giữa cô và trò với chủ đề về nếp sống văn minh thanh lịch và nét văn hóa riêng của người Hà Nội. Những giờ sinh hoạt chung giúp các em học sinh hiểu rõ nếp sống của người Hà Nội một cách tự nhiên. Những giá trị ấy thể hiện trong những việc làm và mối quan hệ diễn ra hằng ngày của các em.
Luôn sát sao tâm huyết với công việc, yêu thương học sinh, cô Nguyệt không chỉ chú ý giáo dục nếp sống và trí thức cho các em mà còn quan tâm tìm hiểu tâm lý học sinh thông qua các hoạt động tham vấn tâm lý học đường, nhất là với học sinh lớp 9.
Trong định hướng giáo dục hiện nay, bên cạnh việc cung cấp cho học sinh đầy đủ kiến thức, các nhà trường còn chú trọng đẩy mạnh tổ chức và khuyến khích phát triển các hoạt động xã hội để học sinh được trải nghiệm, được lấp đầy hơn các lỗ hổng về kỹ năng sống, bồi đắp tình cảm, nhân cách, giá trị sống…
Việc tổ chức cho học sinh làm từ thiện, tham gia các hoạt động thiện nguyện cũng chính là một trong những cách làm mà nhà giáo Lê Minh Nguyệt đang thực hiện tại trường THCS chất lượng cao Lê Lợi.
32 năm cống hiến cho ngành giáo dục với những nỗ lực không ngừng nghỉ vì mái trường, vì lớp lớp học sinh thân yêu, nhà giáo Lê Minh Nguyệt đã được ghi nhận với bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, hai lần được công nhận Công dân Thủ đô ưu tú.
Với cô, không gì hạnh phúc bằng được thấy ngôi trường của mình ngày một phát triển, các em học sinh được học tập, sinh hoạt trong môi trường khang trang hiện đại, từng ngày trưởng thành và trở thành những người có đức, có tài, cống hiến cho Thủ đô và đất nước.
Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.
Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.
Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.
Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Xa Mạc (xã Liên Mạc, huyên Mê Linh) đứng trước nguy cơ biến mất. Trong bối cảnh đó, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã dành rất nhiều công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông được người dân nơi đây yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.
0