'Nhà hàng đặc biệt' dành cho những vị khách đặc biệt
7 giờ sáng mỗi ngày, các nhân viên bếp ăn tại Bệnh viện Giao thông vận tải bắt đầu nhận thực phẩm và nguyên liệu tươi; trong lúc đó, một số nhân viên khác đang phục vụ bữa sáng cho thực khách.
Anh Đặng Đình Mạnh, Quản lý bếp ăn Bệnh viện Giao thông vận tải chia sẻ: "Đây là một nhà hàng đặc biệt dành cho những vị khách đặc biệt. Buổi sáng thường bắt đầu từ 6h10 đến gần 7h sẽ có đông bệnh nhân đến ăn. Hoặc là lúc 10h sẽ có những bệnh nhân buổi sáng sớm phải xét nghiệm chưa ăn. Về cơ bản, khung giờ sẽ lệch một chút so với các quán bên ngoài bởi vì hầu hết đều phụ thuộc vào phác đồ điều trị của bệnh nhân".
Ngoài 80, bà Đinh Thị Mừng mỗi tháng đều được con gái đưa đi thăm khám tại Bệnh viện Giao thông vận tải - nơi bà đăng ký BHYT. Vì thế bà cũng trở thành khách quen của bếp ăn.
"Tôi hay khám bệnh ở đây, thỉnh thoảng cũng hay rẽ vào bếp ăn để uống cà phê hoặc ăn sáng", bà Mừng chia sẻ.
Không chỉ phục vụ khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong ngành, Bệnh viện Giao thông vận tải còn khám bệnh cho người dân trên địa bàn Thủ đô và tiếp nhận các trường hợp chuyển nặng từ tuyến dưới. Mỗi ngày, hàng trăm lượt bệnh nhân ra vào thăm khám. Chính vì vậy, một bếp ăn để phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là hết sức cần thiết.
Người xuống bếp ngồi ăn, người xách cặp lồng mua cho người thân đang trong phòng bệnh hoặc có những bệnh nhân người nhà không đến chăm kịp đều xuống bếp ăn để không nhỡ bữa. Sẵn bếp ăn trong khuôn viên lại phục vụ đủ ba bữa với thực đơn được kiểm soát chất lượng bởi khoa Dinh dưỡng, nên khá nhiều bệnh nhân nội trú thuận tiện trong ăn uống và không cần người nhà tiếp tế thức ăn mỗi ngày.
Một bếp ăn phục vụ đầy đủ nhu cầu, bệnh nhân và người nhà không phải ra hàng quán bên ngoài khi đến bữa đã giúp nhịp sống của những người ở viện thuận tiện và dễ dàng hơn.
Ở Hà Nội có những con phố cổ đông đúc cả ngày. Phố Hàng Chiếu cũng không phải ngoại lệ. Đây là một trong số những con phố hiếm hoi buôn bán đúng mặt hàng gắn với tên gọi "Hàng Chiếu".
Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong đời sống ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở của the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít gian nan.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.
Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.
Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và những phố phường rộn rã nhịp sống, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong không gian tĩnh lặng của những bức tranh, Thủ đô hiện lên dịu dàng và thơ mộng.
Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.
0