Nhà lưu niệm 90 Thợ Nhuộm, địa chỉ giáo dục truyền thống
Năm 1930, tòa biệt thự này mang số 7 phố Giăng – Xôle, là trụ sở của Thanh tra Sở Tài chính Trung ương Bertheur trực thuộc Phủ toàn quyền Đông Dương.
Với sự giúp đỡ của đồng chí Tạ Văn Bân (đầu bếp), cơ quan Thường vụ Trung ương Đảng đã chuyển đến đây đầu tháng 4 năm 1930. Đồng chí Trần Phú được bố trí ở tại tầng hầm, được bảo vệ an toàn để soạn thảo Luận cương Chính trị của Đảng.
Tháng 10/1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng, dự thảo Luận cương chính trị đã được thông qua, đồng chí Trần Phú đã được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi.
TS. Phạm Mai Hùng, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, chia sẻ: "Luận cương Chính trị năm 1930 của đồng chí Trần Phú đã đánh giá tổng thể, thực tiễn lịch sử Việt Nam và để giải phóng dân tộc Việt Nam nhất thiết phải củng cố Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức chính trị đủ năng lực và tầm nhìn để định hướng sự phát triển và đường lối đất nước".
Năm 1960, Đảng và Nhà nước đã xác nhận giá trị lịch sử của ngôi nhà và quyết định giữ gìn, tôn tạo, bảo vệ. Trong tầng hầm của Nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật có giá trị lịch sử.
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền, cán bộ Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, cho biết: "Những hiện vật trong ngôi nhà lưu niệm 90 Thợ Nhuộm hiện được gìn giữ nguyên trạng như lúc đồng chí Trần Phú còn sống và làm việc tại tầng hầm của ngôi nhà này".
Di tích thường xuyên mở cửa đón khách. Đây là địa chỉ đỏ để các cơ quan, đoàn thể, tổ chức đến làm lễ kết nạp Đoàn, kết nạp Đảng, dâng hương trước tượng đài Tổng Bí thư Trần Phú vào các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm lớn của dân tộc.
Dịp này đến di tích, khách được tham quan trưng bày với chủ đề “Một số địa danh lịch sử cách mạng kháng chiến tiêu biểu ở Hà Nội” với ứng dụng nền tảng công nghệ số.
Với hơn 300 địa điểm sự kiện cách mạng kháng chiến, Hà Nội là nơi có nhiều di tích cách mạng kháng chiến nhất cả nước. Mỗi địa danh lịch sử là trường học trực quan sinh động, là di sản được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.
Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.
Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
0