Nhà ở xã hội bị mua đi, bán lại và thổi giá

Nhà ở xã hội cũng đang bị đầu cơ, được mua đi bán lại, thậm chí cũng đang bị “ngáo giá” không khác gì phân khúc chung cư thương mại.

Với những yêu cầu khá chặt chẽ, theo lẽ thường, nhà ở xã hội phải dành cho đúng đối tượng được mua, thuê.

Vậy nhưng, từ các vi phạm trong sử dụng căn hộ như Đài Hà Nội đã đề cập cho thấy: Nhà ở xã hội cũng đang bị đầu cơ, được mua đi bán lại, thậm chí cũng đang bị “ngáo giá” không khác gì phân khúc chung cư thương mại.

4 tỷ cho 1 căn nhà ở xã hội. Giá không tưởng nếu so với mức thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội là 7,5 triệu đồng/1 tháng. Đáng nói, đây là giá căn hộ nằm trong dự án Bắc Rice City thuộc khu Tây Nam Linh Đàm, được đưa vào sử dụng gần chục năm.

Anh Trịnh Như Thái - Phường Thịnh Quang - Quận Đống Đa chia sẻ: “Thu nhập hai vợ chồng 20 triệu mỗi tháng, nuôi 2 con nhỏ. Cũng nhiều lần nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội, nhưng chưa được. Mấy hôm trước có xem một vài căn ở Rice City, nhưng họ báo mức giá khoảng 3,5 - 3,8 tỷ 1 căn, khoảng 70m2. Cao quá không mua được”.

Nhà ở xã hội cũng đang bị đầu cơ, được mua đi bán lại, thậm chí cũng đang bị “ngáo giá” không khác gì phân khúc chung cư thương mại.

Một mức giá “trên trời” nếu biết các căn hộ ở đây chỉ có diện tích từ 53 đến 69 m2. Khi mở bán năm 2014 chỉ có giá khoảng 15 triệu đồng/m2.

Không riêng dự án này, nhà ở xã hội ở khắp các tỉnh thành cũng đang trở thành sản phẩm mua đi - bán lại như nhà ở thương mại. Và đương nhiên dưới bàn tay của đầu cơ, môi giới, giá đang bị đẩy giá cao phi lý. Từ 40 - 50 triệu đồng/1m2 cho một căn hộ diện tích nhỏ, hạ tầng chật hẹp - đang là một nghịch lý gây nhiễu loạn thị trường.

Ông Nguyễn Anh Quê - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết: “Theo tôi, hiện đang có tình trạng bong bóng giá cục bộ với giá chung cư ở Hà Nội và cả TP.HCM nữa. Bởi lẽ, chúng tôi làm nhà ở xã hội, chúng tôi tính toán được, giá xây dựng nhà ở xã hội đầu vào chỉ khoảng 13 - 14 triệu/m2 với công trình cấp 1 và cấp 2. Giá bán đang cao gấp 3 - 4 lần so với chi phí…Nguyên nhân là do nhà ở thương mại tăng kéo theo nhà ở xã hội tăng.”

Sốt ảo - giá ảo vượt qua giá trị thực sẽ dẫn đến “bong bóng” thị trường bất động sản.

Làm một phép tính đơn giản. Thu nhập trung bình một gia đình lao động khoảng 20 triệu/tháng. Chi tiêu hết 10 triệu, tiết kiệm được 10 triệu/1 tháng. Mỗi năm để ra được 120 triệu đồng. Để có được 3,7 tỷ mua nhà, sẽ mất khoảng 33 năm tiết kiệm, với điều kiện không được đau ốm. Đất bị đẩy lên quá cao. Chung cư thì đang “ngáo giá” đã phá hỏng giấc mơ an cư của nhiều người.

Sốt ảo - giá ảo vượt qua giá trị thực sẽ dẫn đến “bong bóng” thị trường bất động sản. Nguy cơ này càng trở nên hiện hữu khi nhà ở xã hội cũng bị thổi giá. Chính sách an sinh của Nhà nước đang bị một số đối tượng lợi dụng để trục lợi.

Theo quy định, nhà ở xã hội sau 5 năm mới được phép chuyển nhượng. Thế nhưng, thực tế cả dự án mới và cũ đều được rao bán công khai.

Cách đây hơn 1 năm, dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn được mở bán với hàng nghìn hồ sơ đăng ký, nhưng chỉ có 157 suất mua. Ngay sau đó, nhiều thông tin rao bán suất mua nhà ở xã hội với giá ăn chênh lên đến 600 triệu đồng đã được đăng tải.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khó khăn về đất, về vốn là khó khăn của nhiều đơn vị, nhưng lớn nhất và xuyên suốt lại là văn bản, giấy tờ, pháp lý của các doanh nghiệp khi bắt tay làm nhà ở xã hội.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ phối hợp với Công ty đấu giá Hợp danh đấu giá Việt Nam tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 13 thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc, với mức đấu cao nhất 75 triệu đồng/m2.

UBND TP Hà Nội vừa có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu nhà ở phục vụ dự án giải phóng mặt bằng và khu đất để đấu giá quyền sử dụng đất tại quận Long Biên, trong đó bổ sung một tầng hầm.

Điều chỉnh bảng giá đất tránh cú sốc tăng giá đột biến; Giao đất thu hồi đúng hạn được thưởng tới 500 triệu đồng; Lộ chiêu trò trả giá cao, tạo sốt ảo rồi bỏ cọc; Bộ Xây dựng yêu cầu ngăn chặn các hành vi trục lợi là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 101 có hiệu lực từ ngày 1/8, quy định về đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

Hiện tượng ôm hàng rẻ “lướt sóng” đã âm thầm xuất hiện tại thị trường nhà đất phía Nam. Tuy nhiên, không ít trường hợp cầu cứu vì "lướt" không được.