Nhà ở xã hội đã qua sử dụng tăng giá phi lý
Tại Hà Nội, nhiều dự án nhà ở xã hội đã qua sử dụng 5 đến 7 năm đã tăng giá gấp 3 lần so với thời điểm mở bán. Giá tăng cao phi lý, khiến người mua phải từ bỏ ý định tìm đến phân khúc này.
Chẳng hạn, dự án Rice City Linh Đàm (quận Hoàng Mai), thời điểm mở bán có giá 15 triệu đồng/m2. Nhưng giá bán chuyển nhượng hiện tại trong khoảng 33 - 40 triệu đồng/m2, tăng gần gấp 3 lần so với giá khởi điểm. Rồi dự án nhà ở xã hội Rice City sông Hồng (Long Biên, Hà Nội); Ecohome 3 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) giá đều tăng gấp 3 lần so với lúc mở bán.
Theo các chuyên gia, nhà ở xã hội là loại căn hộ thuộc phân khúc thấp nhất thị trường hiện nay. Nhưng khi giá đất biến động mạnh, giá căn hộ thương mại trên thị trường sơ cấp bị đẩy lên quá cao đã làm cho phân khúc nhà ở xã hội trở thành vùng trũng, khó tránh khỏi hiện tượng lập mặt bằng giá mới.
Việc thông qua Luật Nhà ở 2023 với nhiều quy định gỡ khó cho người mua và chủ đầu tư phát triển dự án nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ tạo sức hấp dẫn, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển phân khúc này, cũng như tăng khả năng tiếp cận cho người có thu nhập thấp.
Theo ghi nhận, giá chuyển nhượng biệt thự liền kề ở nội thành Hà Nội tăng cao tới mức phi lý trong thời gian qua.
Theo báo cáo mới nhất của Numbeo.com, giá nhà trung bình tại Việt Nam năm 2024 gấp gần 24 lần thu nhập trung bình một năm của hộ gia đình.
Từ năm 2021 đến nay, tổng số lượng căn hộ nhà ở xã hội được khởi công, hoàn thành đạt khoảng 35,6% mục tiêu Đề án xây 1 triệu căn nhà ở xã hội, giai đoạn đến năm 2025.
Tính đến hết tháng 8, nguồn cung nhà ở tại Hà Nội sẽ có thêm 9 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán, với hơn 5300 căn hộ.
Nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân với giá cả hợp lý, từ năm 2025 trở đi, Hà Nội bổ sung khoảng 100.000 căn hộ, cao gấp 10 lần so với nguồn cung hiện tại.
Nguồn cung nhà ở tại Thủ đô sắp có thêm hơn 5.300 căn hộ tại 9 dự án.
0