Nhà ở XH: Lãi vay đầu tư cao, giá nhà khó thấp
Chị Trần Tú Quyên (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi có hai lần nộp hồ sơ. Lần thứ nhất là không được. Lần thứ hai, chúng tôi đi từ rất sớm, từ 3 giờ sáng và có số thứ tự là 40. Tuy nhiên, khi cầm hồ sơ, dự án yêu cầu bổ sung một loại giấy tờ bị thiếu. Chúng tôi về để bổ sung thêm thì lúc quay lại nhận số 80. Và tôi nghĩ rằng số 80 sẽ không được nữa".
Đó là một trong những khó khăn điển hình của người dân, khi muốn tiếp cận nhà ở xã hội.
Vậy còn đối với doanh nghiệp đầu tư, họ nói gì? Bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Phó Giám đốc Công ty cổ phần BIC Việt Nam, cho biết: "Có hơn 50 trường hợp phải giải phóng mặt bằng, hiện nay mới thực hiện xong 20 phương án tại phường Trung Văn, còn hơn 30 phương án tại phường Mễ Trì hiện đang rất khó khăn, do việc xác minh nguồn gốc đất".
Ông Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Elma, cho hay: "Các chi phí để phát triển một dự án bất động sản tương đối nhiều và có rất nhiều những chi phí không thể hợp lý hóa. Do vậy, với một mức lợi nhuận là 10% cho toàn bộ tổng chi phí mức đầu tư, có thể nói là lỗ thật".
Chủ đầu tư phải vay từ ngân hàng thương mại với lãi suất cao dẫn đến giá bán nhà ở xã hội cao, đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội khó tiếp cận. Đó là hai nhận định được đưa ra trong báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
Là địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển nhà ở xã hội, với nhu cầu rất lớn, Hà Nội cần làm gì để hoàn thành mục tiêu 1,2 triệu m² sàn nhà ở xã hội vào năm 2030 tại Hà Nội? Ông Bùi Tiến Thành - Trưởng phòng phát triển đô thị - Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết: "Sở Xây dựng sẽ cùng phối hợp với các sở, ngành cùng rà soát các dự án để báo cáo thành phố, để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Đồng thời tổng hợp các khó khăn vướng mắc liên quan đến các dự án nhà ở để kiến nghị với Bộ Xây dựng hoặc các cấp có thẩm quyền".
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2026 - 2030 sẽ triển khai 50 dự án nhà ở xã hội với khoảng 57.000 căn, tương ứng 3,2 triệu m2 sàn.
UBND thành phố vừa ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam An Khánh và phần mở rộng - khu B, tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hoạch HH2D với tổng diện tích khoảng 23.900 m2. Trong đó, điều chỉnh giảm 20 tầng chiều cao tối đa toà nhà.
Các luật có liên quan đến bất động sản có hiệu lực cùng với những ưu đãi về nguồn vốn đang được kỳ vọng sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp.
Báo cáo thị trường quý 4 năm 2024 cho biết nguồn cung nhà ở cao tầng ở Hà Nội tiếp tục chiếm ưu thế, cao gấp đôi so với Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng điểm qua một số sự kiện đáng chú ý về thị trường bất động sản trong năm 2024.
Chỉ trong 4 tháng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Công điện chấn chỉnh đấu giá đất. Các chỉ đạo về thị trường bất động sản cũng được nhấn mạnh nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đưa thị trường trở lại lành mạnh và phát triển. Trong đó, việc quan trọng hơn cả là phát triển nhà ở xã hội để đảm bảo an sinh xã hội, góp phần ổn định thị trường BĐS đang chênh lệch về cung - cầu. Cùng theo dõi cuộc trao đổi giữa phóng viên với Ông Bùi Tiến Thành - Trưởng phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội.
0