Nhà sách lâu đời nhất trên phố Đinh Lễ

Không chỉ là địa điểm ưa thích của những tín đồ đam mê sách cũ, Nhà sách Mão còn là nơi lưu giữ kỉ niệm của người Hà Thành qua bao thế hệ.

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ số 5 phố Đinh Lễ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), trên tầng hai của khu tập thể, Nhà sách Mão có kiến trúc độc đáo và lạ mắt nhất Hà Nội. Với diện tích hơn 200m2, nhà sách được chia thành 5 gian, sách được phân loại từng khu để người đọc dễ tra cứu, tìm kiếm.

Nhà sách Mão nằm sâu trong con ngõ nhỏ số 5 phố Đinh Lễ (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), trên tầng hai của khu tập thể.

Nhà sách Mão ban đầu vốn chỉ là một chiếc bàn sách nhỏ của vợ chồng ông bà Lê Luy - Phạm Thị Mão, bày bán trên vỉa hè phố Đinh Lễ, phía ngoài Bưu điện Hà Nội.

Xuất phát từ cái tâm của những người yêu sách chân thành, ông bà tự tay thực hiện biên dịch, in ấn được hơn 500 đầu sách. Trong số đó nổi tiếng nhất là cuốn sách “Almanach - Những nền văn minh thế giới”, đây cũng chính là bước ngoặt giúp hai ông bà tích lũy thêm vốn và mở rộng không gian nhà sách.

Sau nhiều năm tích góp, ông bà đã tìm mua được căn nhà nhỏ trên gác 2 khu tập thể số 5 Đinh Lễ để kinh doanh và cho tới bây giờ, hiệu sách lâu năm của ông bà vẫn thu hút đông đảo người yêu sách ghé thăm mỗi ngày. Trải qua hơn 20 năm, Nhà sách Mão vẫn luôn là "thánh địa" cho các độc giả yêu sách gần xa, luôn là nơi giữ lửa cho văn hóa đọc sách.

Với kiến trúc độc đáo và lạ mắt, nhà sách Mão vẫn luôn là "thánh địa" cho các độc giả yêu sách gần xa

Đường đến với Nhà sách Mão rất thú vị, phía bên trong con ngõ nhỏ chật hẹp lại là không gian vô cùng rộng và thoáng, tán cây cổ thụ ôm lấy căn gác 2 của khu nhà, nơi có Nhà sách Mão tọa lạc.

Mang đậm nét hoài cổ và quan trọng nhất là đượm mùi thơm của những trang sách, Nhà sách Mão như trở thành chốn dừng chân bình yên cho nhiều người giữa nhịp sống hối hả, vội vàng của Hà Nội. Tiệm sách cũ như mang lại một cảm giác thoải mái, thư giãn khác biệt hẳn so với những nhà sách hiện đại bên ngoài.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.