Nhà tái định cư - bất cập và lãng phí?
So với nhà thương mại, một trong những nguyên nhân khiến nhà tái định cư bị xuống cấp mà không được sửa chữa kịp thời là do không có quỹ bảo trì 2%. Luật nhà ở năm 2014 qui định, người mua căn hộ chung cư phải nộp kinh phí bảo trì bằng 2% giá trị hợp đồng mua nhà (trước thuế VAT) tại thời điểm nhận bàn giao nhà. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, các tòa nhà tái định cư xuống cấp hiện nay đều được xây dựng và bàn giao trước thời điểm Luật nhà ở năm 2014 có hiệu lực.
Không có quỹ bảo trì hàng năm, nhưng ngay tại những toà nhà tái định cư trên, nhiều diện tích được phép cho thuê lại bị bỏ không nhiều năm nay. Nếu được cho thuê thì sẽ có thêm nguồn tài chính để tái đầu tư phục vụ công tác duy tu, sửa chữa cho các hạng mục xuống cấp. Điều này dẫn tới sự lãng phí nghiêm trọng.
Không chỉ là tình trạng bỏ không hàng chục nghìn m2 ở tầng 1, hiện còn một nghịch lý nữa - đó là nhiều tòa nhà tái định cư đã hoàn thiện hoặc hoàn thiện đến 80-90% nhưng vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang, không có người đến ở, trong khi hàng nghìn người xếp hàng, chầu chực đêm hôm để nộp hồ sơ và chờ bốc thăm với mong muốn có cơ hội may mắn được mua nhà ở xã hội. Thậm chí, đáng ngạc nhiên và khó hiểu có những tòa nhà tái định cư đóng cửa suốt chục năm nay, chưa một lần đưa vào sử dụng, khiến toàn bộ hạ tầng và các hạng mục bị xuống cấp nghiêm trọng...
Chủ trương về xây dựng nhà tái định cư là hoàn toàn đúng, song việc thực hiện lại có nhiều vấn đề. Bên cạnh chất lượng nhà kém, một nguyên nhân cơ bản khiến người dân không mặn mà với nhà tái định cư là do không đáp ứng được nguyện vọng của họ. Mặc dù, theo qui định để phục vụ triển khai các dự án phát triển hạ tầng, thành phố phải có sẵn quỹ nhà tái định cư cho các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng.
Vì vậy, cần phải có cách thức phù hợp trong quá trình quản lý, vận hành ngay từ khâu nghiên cứu, thiết kế, quy hoạch, xây dựng cần phải bám sát thực tế của người dân, gắn với đời sống mưu sinh, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Trong thời gian tới, nguồn cung chung cư có khả năng sẽ giảm vì các chủ đầu tư sẽ khó xin cấp giấy phép xây dựng, mở bán chung cư khi công tác quản lý, rà soát về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được đẩy mạnh. Chi phí xây dựng, vận hành chung cư cũng sẽ tăng theo thiết kế và các công tác nghiệm thu, bảo trì phù hợp quy định phòng cháy chữa cháy. Nên thay vì tìm kiếm chung cư ở những khu vực đông đúc dân cư, người dân sẽ hướng đến các dự án nhà ở xã hội hay mua lại các dự án nhà tái định cư đảm bảo an toàn.
Do vậy, thành phố Hà Nội cần có một “kịch bản” hoàn chỉnh về loại hình nhà tái định cư, đánh giá nhu cầu thực tế, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân đối với chất lượng xây dựng công trình. Để người dân không chỉ an cư tại nơi ở mới, mà còn không phải lo lắng đi tìm mua nhà ở các khu căn hộ đông đúc và phải nơm nớp sống trong sợ hãi vì không biết cháy nổ xảy ra khi nào.
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 06 Nguyễn Doãn Toản làm Trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình 06 tại thị xã Sơn Tây.
Sáng nay, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố năm 2024.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".
Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.
Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.
Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
0