Nhà văn Hoàng Quốc Hải - Tình yêu Hà Nội một đời

Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu cái đẹp. Và nhà văn Hoàng Quốc Hải chính là một trong những người con đã dành trọn cả cuộc đời mình để ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất này.

Với tình yêu Hà Nội sâu sắc, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã có hơn 2.000 bài viết và nhiều tác phẩm giá trị về Thủ đô. Ông được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá như Giải thưởng Nhà nước cho bộ tiểu thuyết "Bão táp triều Trần", Giải "Thành tựu văn học trọn đời" của Hội Nhà văn Hà Nội và Giải thưởng "Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội". Đặc biệt, hai bộ tiểu thuyết "Tám triều vua Lý" và "Bão táp triều Trần" đã tái hiện sinh động lịch sử hào hùng của Thăng Long - Hà Nội."

Nhà văn Hoàng Quốc Hải - Hội viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chia sẻ: "Chúng ta có 4.000 năm lịch sử vô cùng hào hùng, trong đó hai thời đại Lý - Trần kéo dài 400 năm. Hai thời đại ấy đã đạt đến đỉnh cao chói lọi không chỉ của dân tộc mà còn của cả nhân loại, lấy ví dụ nhà Lý đã hội tụ được cả ba tôn giáo cùng tham gia vào trong một chính quyền, để vận hành làm sao cho dân giàu nước mạnh, do đó nhà Lý đã đẩy nền văn hiến của Việt Nam lên tầm cao của thời đại".

Hà Nội không chỉ là địa danh mà còn là nhân vật sống động trong những trang viết của nhà văn Hoàng Quốc Hải. Sinh ra trong một gia đình Nho giáo, ông đã sớm cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội. Qua ngòi bút tài hoa, nhà văn đã tái hiện một Hà Nội đa dạng, từ những con phố nhỏ hẹp đến một thành phố hiện đại đang không ngừng đổi mới.

Với tình yêu sâu sắc dành cho Hà Nội, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã cống hiến cả đời cho việc sáng tác. Ông không chỉ là một cây bút tài hoa mà còn là tấm gương sáng, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.

Tình yêu đặc biệt cho Hà Nội đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, giúp ông tạo ra những tác phẩm giá trị, góp phần làm giàu kho tàng văn học Việt Nam.

“Hà Nội trong tôi là một tình yêu không thể nào nguôi ngoai. Tôi đã dành trọn cả cuộc đời mình để viết về mảnh đất này, để kể những câu chuyện về lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội”. Câu nói của nhà văn Hoàng Quốc Hải như một lời khẳng định sâu sắc về tình cảm mà ông dành cho Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.