Nhật Bản đã thải 63.000 tấn nước nhiễm phóng xạ

Một năm trước, vào ngày 24/8/2023, Nhật Bản đã bắt đầu xả nước bị ô nhiễm hạt nhân từ nhà máy Fukushima ra đại dương và đã thực hiện bảy đợt xả.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, hiện đang thực hiện đợt xả nước bị ô nhiễm thứ tám ra Thái Bình Dương, đợt này bắt đầu từ ngày 7/8.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, hiện đang thực hiện đợt xả nước bị ô nhiễm thứ tám ra Thái Bình Dương
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, hiện đang thực hiện đợt xả nước bị ô nhiễm thứ tám ra Thái Bình Dương.

Do bị ảnh hưởng bởi trận động đất mạnh 9,0 độ richter và sau đó là trận sóng thần vào ngày 11/3/2011, nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị tan chảy lõi lò phản ứng, giải phóng bức xạ, gây ra tai nạn hạt nhân cấp độ 7, mức cao nhất trong thang sự kiện hạt nhân và phóng xạ quốc tế. Nhà máy đã tạo ra một lượng lớn nước bị ô nhiễm chất phóng xạ từ việc làm mát nhiên liệu hạt nhân trong các tòa nhà lò phản ứng. Tổng cộng có hơn 1,3 triệu tấn nước bị ô nhiễm đã được lưu trữ trong nhiều bể chứa nước tại cơ sở này.

Quá trình xả có thể mất ít nhất 30 năm để hoàn thành. Trong khi đó, lượng nước bị ô nhiễm hạt nhân tiếp tục tăng thêm hàng chục tấn mỗi ngày.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2024 được đánh dấu là một năm biến đổi khí hậu khắc nghiệt khi có thêm sự tác động từ El Nino và sắp tới đây sẽ là La Nina, với nhiều trận bão lớn hoành hành ở khắp các châu lục.

Chỉ huy lực lượng đặc biệt Akhmat của Nga, Thiếu tướng Apti Alaudinov vừa thông báo đã giành lại được hai ngôi làng ở phía Tây tỉnh Kursk.

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin an ninh phương Tây cho hay quân đội Israel đã tham gia vào giai đoạn lên kế hoạch cho chiến dịch tấn công nhằm vào Hezbollah kéo dài hơn một năm.

Sản lượng những vườn nho ở miền Tây nước nước Pháp sụt giảm đã tác động không nhỏ tới ngành sản xuất rượu vang, một ngành kinh tế quan trọng của nước này.

Biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi ong của Tunisia. Nhiệt độ tăng cao và hạn hán kéo dài đang đe dọa quần thể ong và sản lượng mật ong của nước này.

Phạm Trường Sơn là tiến sĩ hóa dược Việt Nam đầu tiên được Viện Hàn lâm Hungary công nhận. Sinh năm 1980, anh nổi tiếng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học.