Nhật Bản là thị trường rộng cửa với lao động Việt Nam
Lao động Việt Nam lựa chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản vì rất nhiều lý do, nhưng chủ yếu vẫn là điều kiện làm việc cởi mở, chế độ sinh hoạt, phúc lợi cao, chênh lệch tỷ giá đồng yên và Việt Nam đồng.
Anh Nguyễn Tuấn Anh, xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, chia sẻ: "Mức lương ở nước ngoài cao hơn nhiều so với nước mình nên tôi muốn xuất khẩu để tăng thu nhập. Trong quá trình tìm hiểu, tôi đã chọn nơi chuyên nghiệp, được gặp trực tiếp người Nhật và làm việc với người Nhật".
Trong bối cảnh Nhật Bản phải đối diện với tình trạng già hoá dân số, thiếu hụt lao động trên diện rộng, chính phủ nước này đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút người lao động nước ngoài. Về thu nhập, người lao động Việt có thể nhận được mức lương từ 1.400-1.600 USD/tháng, cao hơn nhiều so với các quốc gia khác như Đài Loan, Trung Đông và các nước châu Âu. Tuy nhiên, để đạt được mức lương này, người lao động cũng cần đáp ứng những yêu cầu khắt khe về tác phong, nghiệp vụ.
Ông Kamei Norihito, giảng viên Trung tâm Giáo dục định hướng, cho biết: "Nhật Bản thực hiện đào tạo nhân lực trong công ty. Vì vậy, có thể làm việc mà không cần bằng cấp hay kỹ năng chuyên môn, nhưng điều kiện là phải trung thực, chân thành, có động lực và khả năng hợp tác. Không yêu cầu chứng chỉ năng lực tiếng Nhật chính thức, nhưng yêu cầu khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật. Ngoài ra, chúng tôi sẽ phát triển động lực và tinh thần hợp tác thông qua cuộc sống tập thể để người lao động thích nghi với cuộc sống tại Nhật Bản".
Như vậy, thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản vẫn luôn mở rộng cửa với người Việt, tuy nhiên, trong thời gian gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều hành vi lừa đảo trong hoạt động môi giới xuất khẩu lao động. Dù đây là tình trạng không mới, nhưng để lại hậu quả nặng nề cho người lao động.
Với việc được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước, Vietcombank có thể sớm phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 49,5%.
Tại Hội nghị toàn quốc triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, tình hình kinh tế xã hội 2024 và giải pháp năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh ưu tiên và làm mới các động lực tăng trưởng, để phấn đấu GDP năm 2025 đạt 8%.
Tại Nghị quyết chất vấn kỳ họp thứ 8 được thông qua chiều 30/11, Quốc hội đã đồng ý với các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ Covid-19 để Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sớm phục hồi và phát triển bền vững.
Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, tỉnh Hưng Yên với vị trí gần kề là một trong những địa phương có mối liên kết gắn bó chặt chẽ nhất với Thủ đô trong việc giao thương hàng hóa, trong đó có nông sản.
Theo các báo cáo nghiên cứu, thống kê, Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu loại tài sản này.
Sau 4 tháng tăng liên tiếp, giá gas bán lẻ trong nước tháng 12/2024 giữ nguyên so với tháng trước theo xu hướng của giá gas thế giới.
0