Nhật Bản muốn hợp tác phát triển công nghệ chip với Mỹ
Phát biểu tại hội nghị bàn tròn về các công nghệ quan trọng và mới nổi do Phòng Thương mại Mỹ tổ chức tại Washington, Thủ tướng Nhật Bản Kishida đã đề cập đến việc Tập đoàn sản xuất chip bán dẫn Rapidus của Nhật Bản hợp tác với Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM có trụ sở ở Mỹ nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển chip thế hệ mới. Rapidus đang nhắm mục tiêu sản xuất hàng loạt chip tiên tiến trên đảo Hokkaido phía Bắc Nhật Bản từ năm 2027 với sự hợp tác của IBM.
Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết, họ đã phê duyệt các khoản trợ cấp trị giá lên tới 590 tỷ Yên (tương đương 3,9 tỷ USD) cho liên doanh sản xuất chip tại Nhật Bản, trong bối cảnh Tokyo đang cố gắng vực dậy ngành công nghiệp chip bán dẫn.
Trước đó, gã khổng lồ công nghệ Mỹ Microsoft cho biết, công ty này sẽ đầu tư 2,9 tỷ USD trong hai năm để mở rộng cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) tại Nhật Bản. Đây được xem là khoản đầu tư lớn nhất trong 46 năm tại quốc gia châu Á này.
Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.
Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.
Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Chính phủ Australia vừa đưa ra dự luật mới, phạt lên đến 50 triệu đô la Australia (khoảng 32,5 triệu USD) nếu các nền tảng mạng xã hội không có biện pháp ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi truy cập vào nền tảng của họ.
0