Nhật Bản thoát khỏi suy thoái kinh tế

Hôm nay, dữ liệu sửa đổi chính thức được công bố, giúp Nhật Bản thoát suy thoái kỹ thuật. Nền kinh tế nước này đã tăng trưởng trở lại trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 năm ngoái. Động lực thúc đẩy là nhờ chi phí đầu tư vào các tài sản cố định tăng mạnh. Tuy nhiên, con số điều chỉnh vẫn tăng yếu hơn so với ước tính và tiêu dùng cá nhân vẫn còn yếu.

Ngày càng có nhiều kỳ vọng rằng Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) có thể bình thường hóa lãi suất sớm nhất trong cuộc họp ngày 18-19/3 tới. Trong khi đó, các công ty đang sẵn sàng cho đợt tăng lương lớn nhất trong vòng 31 năm qua, sau cuộc đàm phán lương mùa xuân giữa Liên đoàn Lao động Nhật Bản và doanh nghiệp.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản quý IV tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 1,1% trong cuộc thăm dò của Reuters. Dữ liệu tạm thời của tháng trước cho thấy GDP giảm 0,4%. Trước đó, nền kinh tế nước này đã giảm 3,3% trong quý III.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm mức thu dự kiến 10-50% cho khoảng 36 khoản phí, lệ phí trong năm 2024 nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2024.

Sau 6 phiên đấu thầu thành công và cung ra thị trường hơn 1,8 tấn vàng, Ngân hàng Nhà nước công bố dừng đấu thầu vàng.

CPI tháng 5/2024 tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước; bình quân năm tháng đầu năm 2024 tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,78%.

Trong hai ngày từ 28 - 29/5, tại Hà Nội, Hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức diễn đàn đối thoại châu Á Thái Bình Dương 2024 với chủ đề “Thúc đẩy tăng trưởng thông qua hợp tác quốc tế và phát triển bền vững trong khu vực châu Á Thái Bình Dương”.

Từ 3/6, 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước: VietinBank, Vietcombank, Agribank, BIDV sẽ trực tiếp bán vàng tới người dân.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023.