Nhếch nhác trạm trung chuyển xe buýt Long Biên

Sau hơn 14 năm đi vào hoạt động, một trạm xe buýt được coi là đẹp và quy mô nhất Thủ đô giờ đã xuống cấp nghiêm trọng.

Một trạm trung chuyển xe buýt văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân, góp phần cải thiện môi trường và cảnh quan khu vực cầu Long Biên – đó là những kỳ vọng khi xây dựng trạm trung chuyển xe buýt này.

Vậy nhưng thực tế, sau hơn 14 năm đưa vào sử dụng, trạm trung chuyển xe buýt Long Biên đã xuống cấp: rác thải bừa bãi từ dưới lòng đường đến trên bồn hoa; còn trên vỉa hè, gạch lát bị cày vỡ, ngổn ngang; trạm chờ trở thành nơi buôn bán và đỗ xe đón khách của các tài xế… Những hình ảnh này khiến cho một trong những trạm trung chuyển xe buýt lớn nhất Hà Nội trở nên nhếch nhác, lộn xộn.

Theo thiết kế, khi xây dựng trạm, thành phố đã dành một quỹ đất bên cạnh để làm bãi đỗ cho xe taxi, xe máy, xe đạp… chờ đón, trả khách. Tuy nhiên, tình trạng “xe ôm” dàn hàng ngang, chắn kín lối ra vào trạm, hay di chuyển cả vào phần đường dành cho xe buýt, áp sát, chèo kéo, tranh giành khách ngay trong trạm vẫn diễn ra thường xuyên. Thậm chí, nhiều xe máy còn chạy cắt ngang làn đường ưu tiên, chặn đầu xe buýt đang di chuyển... để giành khách. Chẳng phải là nút giao hay đường lớn, nhưng  khu vực này vẫn luôn bị rối loạn giao thông. 

"Cả xe đạp, xe máy chạy vào đường xe buýt. Không có một quy tắc nào cho hoạt động ở trạm xe buýt này", anh Nguyễn Tuấn Kiên, Thái Bình, nói.

18h, nếu như không phải vì các phương tiện vẫn đang đi lại khá đông thì có lẽ bất cứ ai qua đây cũng sẽ nghĩ đã tối muộn. Thành phố đã lên đèn, nhưng tuyệt nhiên cả 5 cột đèn ở đây đều không hoạt động.

"Tối đen như mực, bọn cháu rất sợ khi phải đón xe buýt ở trạm này. Nhiều thành phần không biết thế nào cứ lai vãng ở đây", bạn Nguyễn Kim Ngân, sinh viên tại Cầu Giấy chia sẻ.

Trạm trung chuyển Long Biên không phải là trạm chờ duy nhất trong nội đô đang dần xuống cấp. Sự xuống cấp của các trạm xe buýt không chỉ gây nên những vấn đề về mất an toàn giao thông, an ninh trật tự mà còn gây mất mỹ quan đô thị, cảnh quan đường phố, làm xấu đi hình ảnh của một Thủ đô đẹp trong mắt người dân và du khách. 

Trước sự xuống cấp của các trạm xe buýt, cần có sự can thiệp của các cơ quan chức năng để sớm sửa chữa, tân trang, để các trạm xe buýt thực hiện được đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng hình ảnh một Thủ đô xanh – sạch – đẹp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên Chi hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 Nam sông Hồng thành phố Hà Nội (trực thuộc Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972) vừa tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.

Sau hơn 8 tháng thi công và với tổng mức đầu tư gần 89 tỷ đồng, dự án vườn hoa hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được khánh thành vào dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô. Việc kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng người dân tự ý mở bán hàng, quán, đảm bảo an ninh trật tự vẫn được lực lượng chức năng duy trì xử lý hàng ngày.

Rất nhiều hàng quán ngang nhiên chiếm dụng hết phần vỉa hè và lòng đường, trên hè thì ô tô đỗ chắn hết lối đi, khiến người đi bộ không còn chỗ đi lại.

Tối 15/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Trung Tiến, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Trong suốt 6 tháng phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính (CCHC) Hà Nội năm 2024 đã huy động 100% các cơ quan, đơn vị tham gia. Các giải pháp, sáng kiến năm nay được đánh giá là thiết thực, vừa giúp cơ quan công quyền tối ưu hóa quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, vừa làm lợi nhiều cho người dân và doanh nghiệp.