Nhiệt độ các đại dương tăng kỷ lục trong tháng 2/2024
Theo đó, các nhà khoa học của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, nhiệt độ đại dương đã đạt mức cao kỷ lục vào tháng 2 vừa qua, với nhiệt độ bề mặt biển toàn cầu trung bình đạt 21,06 độ C. Mức nhiệt này đã phá vỡ kỷ lục trước đó là 20,98 C được thiết lập vào tháng 8/2023.
Đại dương ấm lên sẽ làm giảm lượng oxy trong nước biển và khả năng hấp thụ CO2, dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng đối với đời sống động, thực vật trong lòng đại dương. Thậm chí, tình trạng này còn làm gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan.
Ông Carlo Buontempo, Giám đốc Cơ quan Theo dõi Biến đổi Khí hậụ của Liên minh châu Âu cho biết: "Có những tác động trực tiếp đến hệ sinh thái biển, đến nghề cá, đến tất cả những gì liên quan đến sự sống ở đại dương, sau đó là các tác động đến khí hậu, đến bầu khí quyển, và tất cả những gì liên quan đến sự sống trong đại dương. Nhiệt độ nóng hơn, đại dương ấm hơn, làm cho một số hiện tượng khí hậu trở nên dữ dội hơn."
Hiện tượng nước biển nóng lên được nhận định là do các đại dương hấp thụ phần lớn nhiệt lượng do các khí gây hiệu ứng nhà kính và hiện tượng thời tiết El Nino trên toàn cầu. Sau nhiều tháng nhiệt độ đại dương tăng kỷ lục, các nhà sinh học biển đã cảnh báo rằng thế giới đang đứng trước hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt lần thứ tư, có thể khiến nhiều rạn san hô nhiệt đới ở Nam bán cầu chết dần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.
Đúng 0h ngày 5/11 (theo giờ miền Đông nước Mỹ), tức 12h trưa 5/11 (theo giờ Việt Nam), thị trấn Dixville Notch thuộc khu vực Green North Woods của bang New Hampshire đã mở cửa điểm bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử đầy kịch tính.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui tại Điện Kremlin ở Thủ đô Moscow. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đang ngày càng nồng ấm.
Nhà điều hành sân bay Aena của Tây Ban Nha ngày 4/11 cho biết, 50 chuyến bay dự kiến cất cánh từ sân bay El Prat của Barcelona đã bị hủy hoặc chậm trễ nghiêm trọng sau khi một trận mưa lớn trút xuống khu vực này.
Chiều 4/11, theo giờ bờ Đông của Mỹ (tức rạng sáng 5/11 giờ Việt Nam), hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump của đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của đảng Dân chủ đã thực hiện nỗ lực vận động phút chót trước thềm giờ bỏ phiếu tại các bang chiến trường.
Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
0