Nhiều chiêu trò né tránh xử lý xe quá tải
Theo quy định pháp luật, chở hàng quá tải trọng hiện là một trong những hành vi vi phạm giao thông có mức xử phạt hành chính tương đối cao. Kèm theo đó là các hình thức xử phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe, tước phù hiệu kinh doanh vận tải.
Phương tiện xe tải được phép chở hàng với tổng tải trọng tới 8 tấn. Thế nhưng, khi tổ công tác tiến hành cân tải trọng, lượng hàng trên một số xe tải vượt quá 34 tấn, tức xe chở hàng quá trọng tải tới hơn 300%. Lực lượng chức năng đã lập biên bản và áp dụng mức xử phạt kịch khung với lỗi quá tải.
Ông Hoàng Văn Duyên – Đội thanh tra Giao thông vận tải huyện Phú Xuyên chia sẻ: “Xe này quá tải trên 150%, mức phạt là 48 triệu. Ngoài ra, lái xe chưa xuất trình thẻ nhận dạng lái xe nên mức phạt là 7 triệu đối với xe công ty".
Mức phạt tăng cao, lái xe tải cũng nghĩ ra nhiều cách né tránh các tổ công tác. Một số xe tải gần 12 giờ trưa mới bắt đầu từ đường nhánh tham gia giao thông. Tuy nhiên, xe đã bị tổ công tác kịp thời phát hiện khi chất đầy theo đầy hàng hóa.
Ông Nguyễn Văn Dương, xã Nam Tiến – huyện Phú Xuyên cho biết: “Em cũng có tranh thủ đi buổi trưa, lúc lực lượng chức năng nghỉ ngơi thì em đi một tí. Không may bị gặp ở đây thì thôi".
Nhiều tổ công tác phải thừa nhận gặp khó khăn trong việc đấu tranh, ngăn chặn xe quá khổ, quá tải. Bởi vì, cứ ra đường là bị các hội nhóm lái xe truyền tin vị trí, lịch trình di chuyển.
Đại úy Lê Văn Tú, Đội Cảnh sát giao thông trật tự – Công an huyện Chương Mỹ cho hay: “Có thể là theo dõi, mật phục theo dõi tuyến đường, địa bàn và biển số xe để thông báo cho nhau trên Zalo, Facebook,… từ đó né tránh các tổ công tác”.
Trong trường hợp xe bị lực lượng chức năng phát hiện, lái xe lại chọn hình thức câu giờ và né tránh. Như trường hợp, khi tổ công tác yêu cầu kiểm tra tải trọng, người điều khiển phương tiện lấy nhiều lý do, rồi dần di chuyển khỏi vị trí làm việc. Nhiều trường hợp, phải mất nhiều giờ đồng hồ, mới có thể thực hiện cân tải, lập biên bản.
Thiếu tá Đỗ Đức Trọng, Đội Cảnh sát giao thông trật tự - Công an huyện Thanh Oai chia sẻ: “Lái xe thuê thường người ta không xuất trình giấy tờ mà trây ì kéo dài thời gian, gọi cho chủ phương tiện cùng nhiều hình thức để kéo dài thời gian xử lý”.
Đây là một trong nhiều nguyên nhân lý giải tình trạng xe quá khổ quá tải vẫn ngang nhiên hoạt động trên một số tuyến giao thông. Để siết chặt khâu quản lý, ngăn ngừa vi phạm, trong giai đoạn từ nay tới cuối năm 2024, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục triển khai các cao điểm xử phạt. Trong đó, tập trung nhấn mạnh các hành vi quá khổ, quá tải.
Theo yêu cầu, tất cả các trường hợp bị phát hiện, đều phải xử lý nghiêm minh để đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật.
Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.
Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.
Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.
Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.
0