Nhiều chuyển biến tích cực trong Lễ hội xuân Giáp Thìn

Dịp đầu xuân năm nay, thời tiết khá thuận lợi, khiến những địa điểm di tích, lễ hội đầu năm càng đông đúc, nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá việc tổ chức các lễ hội đầu xuân năm nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động của lễ hội đã được thay đổi theo hướng ngày càng quy củ, nền nếp hơn, bớt phiền hà, lộn xộn so với những năm trước.

Những chuyển biến rõ rệt mùa lễ hội Giáp Thìn 2024

Không còn tình trạng chèo kéo khách đi đò, không ép giá, không chở quá số người quy định. Gần 4.000 đò vận chuyển khách trong lễ hội chùa Hương năm nay đã được đưa vào Hợp tác xã quản lý, thay vì chủ đò tự đón khách như những năm trước.

Chị Nguyễn Thị Chiến - Lái đò khu vực chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội chia sẻ: "Chúng tôi không phải đi đón khách nữa, HTX làm như này rất là công bằng, chúng tôi làm thế này cũng nhàn hơn nhiều".

Không còn tình trạng chèo kéo khách đi đò, không ép giá, không chở quá số người quy định

70% giá trị vé đò được trả cho người lao động, 30% đóng thuế và phí quản lý. Đò được đánh số, lắp ghế, sơn màu đồng bộ. Việc thay đổi mô hình mới đã tạo thuận lợi cho du khách đến du xuân tại Lễ hội chùa Hương năm nay.

Chị Trần Thị Thu Hoài - Du khách chia sẻ : "Hôm nay tôi đi đường rất là thuận lợi. cứ nghe mọi người nói là tắc thế này thế khác, nhưng từ khi đến chỗ điểm soát vé là chúng tôi đã được đi xe điện, rồi lên cáp treo rất là thông thoáng".

Gần 4.000 đò vận chuyển khách trong lễ hội chùa Hương năm nay đã được đưa vào Hợp tác xã quản lý

Tại Lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định năm nay tình trạng chen lấn, xô đẩy khi xin lộc ấn cũng không còn. Thực tế, từ vài năm nay, nhờ công tác tuyên truyền , người dân đã hiểu đầy đủ hơn về ý nghĩa của Lễ hội Khai ấn đền Trần. Ban Tổ chức cũng bố trí khu phát ấn hợp lý, thuận lợi, người dân không phải chờ đợi lâu.

Bà Lương Thị Hoài Thu, thành phố Hà Nội chia sẻ: "Năm nay đi mình thấy rất là vui thời tiết thì cũng đẹp, ban tổ chức cũng tạo điều kiện cho du khách thập phương về lấy ấn việc lấy ấn rất dễ dàng không phải chen chúc xô đẩy như mọi năm".

Lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định năm nay tình trạng chen lấn, xô đẩy khi xin lộc ấn cũng không còn

Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban quản lý Khu di tích lịch sử đền Trần - chùa Tháp cho biết : "Hiện tượng chen lấn xô đẩy như những năm trước đã không còn, người dân đi dự lễ và nhận lộc ấn hết sức thoải mái không có trở ngại nào trong quá trình nhận ấn lộc đầu xuân".

Vẫn còn những hình ảnh chưa đẹp

Tuy nhiên, dù công tác quản lý lễ hội năm nay  đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhưng ở một số nơi, vẫn còn những hình ảnh chưa đẹp. Dọc con đường dẫn vào đền Bảo Lộc, tỉnh Nam Định, các dịch vụ đổi tiền lẻ, mua bán ấn đã được đóng dấu sẵn với đủ các mức giá.

Nhiều chuyển biến tích cực trong Lễ hội xuân Giáp Thìn

Thậm chí, ngay trong Cung cấm, một bộ ấn và bùa hộ mệnh được phát giá công khai là 250 nghìn đồng. Ngay sau khi thông tin được phản ánh trên báo chí, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đã cùng Công an tỉnh làm việc với Ban quản lý đền, yêu cầu dừng các hoạt động mua bán ấn, bùa hộ mệnh, đổi tiền lẻ… tại đây.

Từ nay cho đến hết tháng Giêng, nhiều lễ hội xuân trên cả nước tiếp tục được diễn ra, thu hút lượng lớn du khách tại các điểm văn hóa tâm linh, dễ xảy ra hình ảnh phản cảm, làm xấu hình ảnh di tích, lễ hội. Tuy nhiên, đánh giá chung công tác quản lý lễ hội năm nay thực sự đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn những mùa lễ hội các năm trước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.