Nhiều dịch vụ biến tướng tại lễ hội

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 457 yêu cầu, các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội xuân theo quy định, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục tập quán của từng địa phương. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên thời sự, tại một số di tích trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn không ít tình trạng lộn xộn, thiếu văn minh, nhiều dịch vụ biến tướng mê tín dị đoan.

Đền Sái, huyện Đông Anh... 10.000 đồng cho một quẻ bói đầu năm, ai muốn vào xóc thì phải mua vé… Đến chốn linh thiêng, nhiều người tin rằng có thể dung tiền để đoán vận mệnh…. Vì thế đoàn người cứ nối nhau vào bên trong Đền để xin quẻ. Bên trong chính điện thì đông đúc người rút thẻ. Còn ở khu vực phía sau đền Sái, hàng chục thầy bói trải chiếu, bày sách, bài tây ngay dưới tấm biển cấm của UBND xã Thụy Lâm. Thậm chí, nhiều người đeo thẻ thành viên của ban quản lý di tích.

Sau khi nói hết những lời vàng, ý ngọc, người xem bói, giải quẻ phải trả cho thầy một khoản “tùy tâm”. Nhưng “tùy tâm” cũng phải trong định mức. Sau khi rút quẻ và được xem bói, không ít người nhận ra trò lừa đảo của các ông đồng, bà cốt ở đây. Không khó để nhận ra, chiêu bài của các thầy bói nơi đây, bốc lá rô thì có công danh, sự nghiệp; lá cơ là đường tình duyên; lá tép là tiền tài; còn ai sui rủi bốc vào lá bích thì gặp nhiều vận hạn

Còn tại chùa Hà ở quận Cầu Giấy, rằm tháng Giêng nườm nượp người đến cúng lễ. Theo quan niệm của dân gian, đến chùa là phải có Tiền “hương nhang”, tiền“giọt dầu”. Vì vậy, dịch vụ đổi tiền lẻ, ăn chênh lệch thường diễn ra với đủ mệnh giá. Ngay khi khách có nhu cầu, tiền lẻ được cất kỹ mới được chủ hàng lấy ra. Và dĩ nhiên, sẽ có chênh lệch khi khách đổi

Theo Nghị định số 96 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, hành vi đổi tiền không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt từ 20 triệu đến 40 triệu đồng.

Chuyện cũ nhưng năm mới nào cũng tái sinh. Mặc dù trước đó, đều đặn hàng năm, công tác tổ chức, quản lý lễ hội lại được rút kinh nghiệm, các văn bản chỉ đạo và giải pháp lại được ban hành. Những “biến tướng” này rất cần được các cơ quan chức năng làm rõ và có biện pháp xử lý.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.

Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.

Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.