Nhiều điểm sáng kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2024
Sáng nay, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp Phiên thường kỳ tháng 7 năm 2024 để thảo luận, cho ý kiến đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2024
Chính phủ đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 07 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, tiếp tục xu hướng tích cực, tốt hơn tháng trước trên nhiều lĩnh vực, là động lực phấn đấu hoàn thành và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2024 đạt gần 440 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, nhập khẩu cũng đạt được những con số ấn tượng, khi tăng hơn 18%.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 07 tháng trong mức kiểm soát theo mục tiêu của Quốc hội tăng 4,12%, tăng 0,04% so với tháng 6, lạm phát cơ bản tăng 2,73%, tăng 0,02% so với tháng 6.
Các chuyên gia cho rằng dư địa để đạt được mục tiêu lạm phát 4-4,5% như mục tiêu Quốc hội đặt ra là khả quan, nhưng các bộ, ngành phải quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ
Các doanh nghiệp Việt chủ yếu nhập khẩu hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Đây là tín hiệu cho thấy hoạt động sản xuất sẽ tích cực hơn nữa trong thời gian tới.
Lao động đang tăng lên nên thất nghiệp giảm đi. Nhìn vào yếu tố khát vốn của thị trường thì chưa được hạ nhiệt. Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục có đóng góp tích cực khi 7 tháng qua, cả vốn FDI thực hiện và tổng vốn FDI đăng ký tiếp tục tăng so với cùng kỳ, với mức tăng lần lượt là 10,9% và 8,4%. Trong đó, đầu tư mới tăng cả về vốn đăng ký, số lượng dự án cũng như quy mô vốn đầu tư.
Ông Jose Vinals, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered, kỳ vọng: ''Tôi rất tin tưởng vào triển vọng trung và dài hạn của Việt Nam, cho dù có những rủi ro bất ổn trong ngắn hạn liên quan đến tỷ giá hối đoái, lạm phát .. Điều quan trọng là duy trì tầm nhìn và có những chính sách đúng đắn để tiếp tục đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển theo hướng xanh và bền vững''.
Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Trong đó, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 lên 6%.
Để đạt được kết quả này, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát tốt nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; tăng tiếp cận vốn tín dụng, tập trung cho lĩnh vực ưu tiên, phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15%; tiếp tục giảm lãi suất cho vay; có giải pháp đẩy nhanh thực hiện gói tín dụng nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng.
Trong cuộc họp chuẩn bị ngân sách tài khóa 2026, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra khẳng định Thái Lan sẽ ưu tiên tăng trưởng trên nguyên tắc “ba không” trong năm 2026.
Các nền kinh tế châu Á được kỳ vọng sẽ dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu vào năm 2025, bất chấp những thách thức hiện tại.
Năm 2025, ngành thuế Thủ đô tiếp tục tập trung chống thất thu ở các lĩnh vực rủi ro cao, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người nộp thuế.
Ngày 18/1, giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới. Vàng miếng SJC giảm 400.000 đồng mỗi lượng, bay mốc 87 triệu đồng/lượng; nhẫn trơn giảm đến 600.000 đồng/lượng (mua vào).
Bộ trưởng Bộ Công Thương kỳ vọng doanh nghiệp Ba Lan tăng cường đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng GDP từ 8% đến 10% mỗi năm và nhu cầu điện năng cần tăng từ 12-16% mỗi năm.
Đầu tư vào ngành điện dù thu hút được nhiều sự quan tâm và chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhưng việc kém sôi động trong 3 năm trở lại đây có nguy cơ tạo ra hiệu ứng domino về lâu dài.
0