Nhiều doanh nghiệp BĐS bị đình chỉ giao dịch cổ phiếu

Từ 3/6, 9 mã cổ phiếu UPCoM bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào diện đình chỉ giao dịch, trong đó có một số doanh nghiệp bất động sản từng được đánh giá cao.

Những doanh nghiệp bị đình chỉ giao dịch cổ phiếu là CTCP Sông Đà 1.01 (mã: SJC), tiền thân là Xí nghiệp Sông Đà 1.01 thuộc CTCP Xây dựng Sông Đà 1; CTCP Tổng Bách Hóa (mã: TBH) tiền thân là Tổng Công ty Bách Hoá trực thuộc Bộ Công thương; CTCP Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương (PPI); CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec (mã: CLH)…

Nguyên nhân được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đưa ra là do các công ty trên không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện hạn chế giao dịch. Phần lớn chưa công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của các năm 2021, 2022, 2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở mức 6,5%/năm, giảm 0,6%.

Nhiều doanh nghiệp vốn chỉ làm dự án cao cấp như Vinhomes, Novaland, Hoàng Quân, Becamex IDC, Tổng công ty Viglacera, Tập đoàn APEC, Nam Long, TTC Land...đã tham gia xây dựng nhà ở xã hội

Hãng trang sức lớn nhất thế giới Pandora đã khởi công nhà máy tại Khu công nghiệp Việt Nam Singapore 3- VSIP III, tỉnh Bình Dương, có diện tích hơn 50.000 m2, trong khuôn viên khoảng 7,5 ha với số vốn đầu tư 150 triệu USD.

Kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực đứng vị trí thứ hai trong thu hút dòng vốn FDI, với hơn 1,6 tỷ USD, theo thông tin từ Tổng cục Thống kê.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội kéo dài thời gian vay lên 10-15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3-5% so với vay thương mại.

Lãi suất cho vay mua nhà hiện chỉ ở mức 5 đến 6%/năm trong thời gian ưu đãi. Ngỡ lãi suất thấp là cơ hội cho người mua nhà thực hiện ước mơ an cư, thế nhưng thực tế dư nợ cho vay mua nhà chỉ tăng hơn 1% năm so với năm ngoái, mức thấp nhất 5 năm qua.