Nhiều doanh nghiệp dệt may hạ mục tiêu xuất khẩu

Năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đề ra hai kịch bản tăng trưởng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mặc dù nhận định nhu cầu thị trường có nhích lên, nhưng toàn ngành chỉ kỳ vọng đạt con số mục tiêu từ 40 tỷ 500 triệu đến 41 tỷ USD. Đến hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong ngành cũng đã hạ mục tiêu xuất khẩu.

Trong năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đề ra hai kịch bản tăng trưởng, gồm kịch bản tích cực có thể đạt giá trị xuất khẩu là 47- 48 tỷ USD với kỳ vọng nhu cầu hồi phục trong nửa sau năm 2023 và 45-46 tỷ USD cho kịch bản còn lại kém tích cực hơn.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, mặc dù nhận định nhu cầu thị trường có nhích lên, nhưng toàn ngành chỉ kỳ vọng đạt con số mục tiêu từ 40 tỷ 500 triệu đến 41 tỷ USD. Đến hiện tại, nhiều doanh nghiệp trong ngành cũng đã hạ mục tiêu xuất khẩu.

Nhiều doanh nghiệp dệt may hạ mục tiêu xuất khẩu

Ba thị trường chính của doanh nghiệp này là Châu Âu, Mỹ và Nga. Hiện tại, thị trường châu Âu và thị trường Mỹ có mức sụt giảm kim ngạch xuất khẩu khá lớn, từ 20 – 30%. Riêng thị trường Nga có mức tăng từ 5 -10%, nhưng cũng không bù lại được . Thực tế này khiến mục tiêu xuất khẩu cả năm có thể phải giảm 10%.

Ông Phí Ngọc Trịnh – Tổng giám đốc Công ty May Hồ Gươm cho biết, “Doanh thu quý 3/2032 của đơn vị này giảm mạnh nhất từ đầu năm tới nay, giảm 15%. Tính chung 9 tháng, mức giảm từ 7 – 8%. Tình hình hàng hóa quý 4/2023 cũng chưa có  nhiều chuyển biến tích cực. Mục tiêu doanh thu năm nay có thể sẽ phải giảm 10%.” 

Mặc dù theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, quý 4 này tín hiệu thị trường sẽ có hiệu ứng  tốt hơn. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, toàn ngành cũng chỉ đặt lại mục tiêu xuất khẩu ở mức 40 tỷ 500 triệu USD– 41 tỷ USD.

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, 6 tháng đầu năm mức giảm là 17%, nhưng đến 9 tháng mức giảm còn 12%. Nhưng khả năng kết thúc năm tài chính 2023 chúng tôi đang nhận định mức giảm sẽ về 7 – 8%. Chúng ta sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu khoảng 40 tỷ 500 triệu – 41 tỷ USD. Đó là một xu thế tất yếu.

Sự suy giảm về kim ngạch xuất khẩu và thị phần dệt may của Việt Nam, ngoài lý do khách quan về sự ảm đạm trong thị trường chung, xu hướng chuyển dịch đơn hàng sang các nước có lợi thế về mặt địa lý, còn do năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam bị suy giảm, nguyên nhân đến từ các yếu tố cả về vĩ mô và vi mô.

Ông Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương, Bộ Công Thương cho biết: “Nói là giảm mục tiêu xuất khẩu cũng được. Tuy nhiên, cần có  những tính toán ổn định bền vững hơn trong thời gian tới; vi đó là mục tiêu xuất khẩu khi chúng ta đa dạng hóa các mặt hàng khác, tập trung vào sản xuất các mặt hàng thực sự có giá trị gia tăng cao. Còn,  hiện  nay tỷ lệ gia công của ngành dệt may là tương đối lớn. Vì vậy, thực ra sự suy giảm của xuất khẩu ngành dệt may có tác động, nhưng không lớn so với con số suy giảm.”

Để tháo gỡ khó khăn, các doanh nghiệp cho rằng trong điều hành vĩ mô, nhất là tỷ giá,  cần tính toán đầy đủ ảnh hưởng của việc suy giảm xuất khẩu. Bản thân các doanh nghiệp phải có giải pháp ổn định lực lượng lao động, giữ chân khách hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, không có lãi, đồng thời cắt giảm tối đa các chi phí.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/11, Cục Thuế Đắk Lắk chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 thuộc Tập đoàn Xuân Thiện đến Công an tỉnh để điều tra dấu hiệu trốn thuế.

Bộ Tài chính vừa kết luận việc thanh tra chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Công ty mẹ - Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp, Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng, Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên, từ ngày 21/6/2024 đến ngày 2/8/2024.

Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.

Ngày 15/11, ông Đậu Minh Thanh, Chánh văn phòng Bộ Xây dựng, đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD).

Theo thống kê, có 19 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức trong tuần tới từ 18/11- 22/11; trong đó, 18 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, đa số ở mức cao 50 - 70%.

Uỷ ban Chứng khoán vừa xác nhận Vinpearl đã hoàn tất đăng ký công ty đại chúng, một bước quan trọng để niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.